Vespa LX “trái cấm” có mặt tại Việt Nam

Trí Dũng
Phiên bản Vespa LX 125 i.e với hình ảnh trái táo cắn dở từng một thời làm mưa làm gió tại Italy đã có mặt tại Việt Nam
Phiên bản Vespa LX “trái cấm” đã có mặt tại thị trường Việt Nam với số lượng hạn chế.
Phiên bản Vespa LX “trái cấm” đã có mặt tại thị trường Việt Nam với số lượng hạn chế.
Phiên bản Vespa LX 125 i.e với hình ảnh trái táo cắn dở từng một thời làm mưa làm gió tại Italy hồi cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước đã có mặt tại Việt Nam.

Đây là phiên bản đặc biệt lấy cảm hứng từ hình ảnh trái táo đỏ trong chiến dịch quảng cáo Vespa năm 1969 được vẽ theo phong cách Pop Art, một trào lưu nghệ thuật gắn liền với giới trẻ những năm 1950 cùng cuộc “cách mạng tình dục” ở phương Tây.

Khẩu hiệu “Chi Vespa mangia le mele” tạm dịch nghĩa là “ai không Vespa thì không ăn táo” đã làm dấy lên những cuộc tranh luận về những ẩn dụ trong ngôn ngữ suốt nhiều năm. “Chi Vespa mangia le mele” nhắc đến trái táo như một loại trái cấm, một biểu tượng vượt lên trên quy tắc và phản kháng lại sự tuân thủ. Sau này, cụm từ “Chi” (chủ ngữ “ai”) được bắt chước trong nhiều chiến dịch quảng cáo của các thương hiệu nổi tiếng khác tại Italy.

Quả táo bị ăn dở ở Vespa tạo liên tưởng tới hình ảnh đồng quê, ánh mặt trời và sự tự do; nhưng quả táo cũng là biểu tưởng của tình dục và ái tình. Từ quả táo của sự bất hòa trong thiên đường trái đất giữa Eva và con rắn quỷ cho tới những trái táo trong vườn của các nàng tiên Hesperides, quả táo bằng vàng đã rơi xuống từ bàn tiệc của Chúa, quả táo vàng mà người dân Paris dâng tới nữ thần Venus…

Điểm lạ và cũng rất thú vị là nếu như mỗi bên của quả táo bị cắn một miếng mang lại sự liên tưởng tới thiết kế yếm trước đặc trưng của Vespa. Hình quả táo cắn dở với hai chiếc lá xanh ở cuống, vừa khít vào thân trước của Vespa lại dẫn đến sự liên tưởng về một cuộc hẹn hò của những người yêu nhau.

Theo các kỹ sư thiết kế của Piaggio, hình ảnh này có lẽ là hơi táo bạo bởi lâu nay Vespa vẫn thường được hiểu là một người đàn bà đẹp, trong khi trái táo lại là biểu tượng của khát khao, một “trái cấm”. Song, hình ảnh trái táo cắn dở lồng ghép vào Vespa cũng đồng nghĩa với sự tự do theo cách hiểu của người trẻ. Chính sự lồng ghép hai hình ảnh này đã mang tới những cảm nhận thú vị cho phần hình ảnh của chiến dịch quảng cáo “Chi Vespa mangia le mele”.

Piaggio Việt Nam cho biết, phiên bản Vespa LX “trái cấm” đã có mặt tại thị trường Việt Nam với số lượng hạn chế. Mức giá bán lẻ cho phiên bản này là 67,9 triệu đồng, cao hơn phiên bản thường khoảng 1 triệu đồng.

Hình ảnh Vespa LX “trái cấm” tại Việt Nam:

Vespa LX “trái cấm” có mặt tại Việt Nam - Ảnh 1

Vespa LX “trái cấm” có mặt tại Việt Nam - Ảnh 2

Vespa LX “trái cấm” có mặt tại Việt Nam - Ảnh 3

Vespa LX “trái cấm” có mặt tại Việt Nam - Ảnh 4

Vespa LX “trái cấm” có mặt tại Việt Nam - Ảnh 5

Vespa LX “trái cấm” có mặt tại Việt Nam - Ảnh 6

Tin mới

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi Corp. đã giảm tới 5,7% tại sàn giao dịch Hồng Kông. Sự việc diễn ra sau khi một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc hơn 300 người muốn hủy đơn đặt hàng xe điện SU7 Ultra, do lo ngại về "quảng cáo sai sự thật" liên quan đến thiết kế nắp ca-pô của xe.
Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, trong làn sóng xe xanh nở rộ, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần, gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%).
#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.