Volkswagen bồi thường cho nhân viên ở Nga để tự nguyện nghỉ việc

Khôi Nguyên
Các nhà máy của Volkswagen ở Nizhny Novogorod và Kaluga hiện đã không còn hoạt động.
Ngành công nghiệp ô tô ở Nga đã bị ảnh hưởng rất nhiều kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2. Hầu như mọi nhà sản xuất lớn đều đã rời khỏi đất nước này hoặc ngừng hoạt động trong nước và Volkswagen cũng không phải ngoại lệ.  
Ngành công nghiệp ô tô ở Nga đã bị ảnh hưởng rất nhiều kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2. Hầu như mọi nhà sản xuất lớn đều đã rời khỏi đất nước này hoặc ngừng hoạt động trong nước và Volkswagen cũng không phải ngoại lệ.  

Công ty xe hơi Đức hiện đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại tài chính cho hoạt động kinh doanh của mình và được cho là sẽ trả công cho nhân viên địa phương một khoản chi phí nếu họ đồng ý tự nguyện nghỉ việc tại VW.

Reuters báo cáo, nhà sản xuất ô tô Đức đang đàm phán với lực lượng lao động của mình tại nhà máy ô tô ở thành phố Nizhny Novogorod, cung cấp các khoản bồi thường tài chính và bảo hiểm y tế cho đến cuối năm nay.

Khoảng 200 người làm việc trong nhà máy đã được đề nghị bồi thường sau khi Volkswagen thông báo vào tháng 3 năm nay rằng hoạt động sản xuất ở Nizhny Novgorod sẽ bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới.

Theo một số nguồn tin, những nhân viên đồng ý nghỉ việc tại công ty trước ngày 17 tháng 6 sẽ nhận được 6 tháng lương.

Volkswagen vận hành hai nhà máy sản xuất tại Nga. Nhà máy ở Nizhny Novgorod không thuộc sở hữu của nhà sản xuất Đức mà có thỏa thuận với nhà sản xuất ô tô địa phương GAZ Group. Tập đoàn Volkswagen đã sản xuất Volkswagen Polo và Taos, cũng như Skoda Kodiaq, Karoq và Kamiq, nhưng dây chuyền lắp ráp đã bị dừng ngay sau khi bắt đầu cuộc xung đột của Nga ở Ukraine diễn ra. Volkswagen cũng sở hữu một nhà máy ở thành phố Kaluga, với nhân sự khoảng 4.200 người.

Volkswagen cũng không phải là nhà sản xuất ô tô duy nhất gặp khó khăn với hoạt động của mình tại Nga. Renault trước đó đã phải bán cổ phần kiểm soát của mình tại AvtoVAZ và nhà máy mà công ty này vận hành trước đây hiện do Thành phố Moscow kiểm soát. Sau đó có tin đồn về khả năng hồi sinh của Moskvitch, một nhà sản xuất ô tô thời Liên Xô cũ.

Các công ty khác đã tạm ngừng hoạt động ở Nga bao gồm Mitsubishi, Ford, Suzuki, Toyota, Honda, BMW và những công ty khác. Hầu hết trong số họ không còn sản xuất và nhập khẩu ô tô về nước do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tin mới

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.
“Gã khổng lồ” Geely tăng cường ảnh hưởng toàn cầu với xe năng lượng mới ở châu Âu

“Gã khổng lồ” Geely tăng cường ảnh hưởng toàn cầu với xe năng lượng mới ở châu Âu

Nhà sản xuất ô tô tư nhân hàng đầu của Trung Quốc, Geely Auto (thành viên của Zhejiang Geely Holding Group (ZGH)), vừa chính thức bắt tay với nhà cung cấp Jameel Motors để tiến vào thị trường Italia. Đây là một trong những thị trường quan trọng nhất của châu Âu, với lá bài chiến lược là các mẫu xe năng lượng mới (NEV).