Xe hơi sắp vào cơn “bão giá”

Đức Thọ Hiền Mai
Với quyết định tăng thuế nhập khẩu trên cả xe nguyên chiếc lẫn linh kiện vừa qua, thị trường xe hơi Việt Nam đang chuẩn bị vào cơn “bão giá”
Khách hàng vẫn còn cơ hội mua xe theo giá cũ trước “giờ G” - Ảnh: Doãn Khuê.
Khách hàng vẫn còn cơ hội mua xe theo giá cũ trước “giờ G” - Ảnh: Doãn Khuê.
Với quyết định tăng thuế nhập khẩu trên cả xe nguyên chiếc lẫn linh kiện vừa qua, thị trường xe hơi Việt Nam đang chuẩn bị vào cơn “bão giá”.

>> Chính thức tăng thuế nhập khẩu ôtô / Lại rộ lên thông tin tăng thuế nhập khẩu ôtô / Tăng thuế ôtô trước “giờ G”: Kẻ khóc người cười / “Bốc hỏa” xe nhập trước thuế mới / Ôtô phấp phỏng chờ... đại tăng giá / Chính phủ yêu cầu tăng thuế nhập khẩu ôtô, xe máy

Cùng nhau “góp gió”

Vậy là tròn chặn 20 ngày sau khi mức thuế suất 70% áp dụng trên ôtô nhập khẩu nguyên chiếc chính thức có hiệu lực (ngày 2/4) thì mức thuế suất mới 83% cũng đã được áp dụng trên các tờ khai được doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan (từ ngày 22/4).

Nếu so sánh với mức thuế 60% có hiệu lực trong khoảng thời gian trước ngày 2/4, sự chênh lệch về mức thuế đến 23% sẽ khiến giá bán của các loại xe du lịch nhập khẩu tới đây cũng chênh lệch theo ít nhất 10-15%. Với mức chênh lệch lớn này, không chỉ người tiêu dùng phải gánh chịu mức giá đắt mà nhiều doanh nghiệp còn có thể rơi vào cảnh khốn đốn.

Theo tính toán của các nhà nhập khẩu ôtô, khi ở mức thuế 60% các mẫu xe có giá bán trên dưới 50.000 USD/chiếc sẽ bị đội giá thêm khoảng 8.000 USD/chiếc khi ở mức thuế 83%.

Đơn cử mẫu xe SUV đắt hàng nhất trong thời gian qua là Hyundai Santa Fe bản 2.2 AT 4WD CRDi trước đây có giá khoảng 53.000 USD thì nay sẽ tăng thêm trên 5.000 USD/chiếc; hay như mẫu xe sedan nhập khẩu khá ăn khách hiện nay là Toyota Camry sẽ bị tăng giá thêm khoảng 8.000 - 9.000 USD/chiếc. Với bất kỳ khách hàng nào thì mức tăng giá như vậy cũng khiến những lựa chọn của họ có thể bị chi phối.

Ngay tại lễ ra mắt mẫu sedan cỡ lớn Azera tối 22/4, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Hyundai Việt Nam Hà Minh Tuấn, cũng đã tỏ ra tiếc nuối khi làm phép so sánh: Nếu thuế nhập khẩu còn giữ ở mức 60%, giá của chiếc sedan Azera sẽ chỉ vào khoảng 54.000-56.000 USD/chiếc chứ không phải là 65.900 USD/chiếc như công ty sẽ bán ra thị trường.

Điểm đáng chú ý là sau quyết định điều chỉnh thuế nhập khẩu vừa của Bộ Tài chính, không chỉ xe “ngoại” tăng giá mạnh mà các loại xe sản xuất, lắp ráp trong nước cũng không thể nằm ngoài guồng quay tăng giá.

Tương ứng với mức tăng thuế nhập khẩu linh kiện thêm 3-5%, giá bán của các loại xe “nội” cũng sẽ được điều chỉnh tăng lên chút ít. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng giá xe lắp ráp trong nước thậm chí sẽ tăng gần như tương đương mức tăng bình quân ở thị trường xe nhập khẩu.

Một chuyên gia trong ngành thương mại cho rằng mặc dù mức tăng thuế nhập khẩu linh kiện không đáng kể song các hãng xe trong nước vẫn có đủ lý do để nâng giá bán cao hơn nữa. Đó là vì mức tăng giá bán chỉ thấp hơn chút ít so với xe nhập khẩu sẽ không hề làm giảm khả năng cạnh tranh của xe “nội” khi giá bán vẫn đang chênh lệch khá nhiều. Chưa kể một yếu tố quan trọng khác là hiện rất nhiều mẫu xe lắp ráp vẫn đang “cháy hàng” và các hãng xe nội địa vẫn còn trong quá trình “trả nợ”.

Cơ hội trước “giờ G”

Mặc dù mức thuế mới đã chính thức được áp dụng trên những tờ khai được doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 22/4 song đại diện nhiều nhà phân phối và salon ôtô trên cả nước khẳng định khách hàng vẫn còn cơ hội mua xe theo giá cũ trước “giờ G”.

Ông Hà Minh Tuấn, Tổng giám đốc Hyundai Việt Nam, cho biết hiện tại công ty vẫn còn khá nhiều xe được nhập khẩu theo mức thuế cũ 70% nên các khách hàng vẫn có thể đăng ký mua tại hệ thống đại lý ủy quyền.

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Âu châu (Euro Auto) - nhà phân phối xe BMW - ông Huỳnh Dư An cũng cho biết đã ký hợp đồng với một số khách hàng theo đơn giá cũ nên công ty cũng vẫn sẽ giữ mức giá đó cho khách hàng. Ngoài ra, một số mẫu xe có dung tích xi lanh lớn trong thời gian tới sẽ vẫn giữ nguyên giá bán như hiện nay mặc dù thuế tăng.

Trao đổi với phóng viên VnEconomy, đại diện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô khẳng định chưa tăng giá bán ngay lúc này một phần do lượng xe được hưởng mức thuế cũ vẫn còn và một phần cũng để tránh “sốc” cho khách hàng. Tuy nhiên, việc làm này hầu như chỉ được thực hiện bởi các nhà phân phối chính thức và một số doanh nghiệp nhập khẩu lớn có uy tín trên thị trường.

Tin mới

“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về qui mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Qui mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước đã có khác nhiều so với trước đây. Trên thế giới và các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan ngành ô tô đang có những phát triển rất ấn tượng, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị và nguy cơ thị trường xe sản xuất trong nước bị giảm thị phần ngay tại thị trường trong nước là điều khó tránh khỏi nếu như không có những cơ chế chính sách phù hợp.
EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

Pháp, Hy Lạp, Ý và Ba Lan sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu tuần này để ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, đủ để thúc đẩy các biện pháp thương mại cấp cao nhất của Liên minh châu Âu và có nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa.
Cơ quan công nghiệp ô tô Trung Quốc xin cứu trợ “khẩn cấp” từ chính phủ

Cơ quan công nghiệp ô tô Trung Quốc xin cứu trợ “khẩn cấp” từ chính phủ

Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc (CADA) vừa đưa ra cảnh báo với chính phủ về tình trạng thua lỗ ngày càng gia tăng của các đại lý Trung Quốc. CADA đã trình báo cáo khẩn cấp về khó khăn tài chính của các đại lý và rủi ro đóng cửa do cuộc chiến giá cả khốc liệt trong ngành ô tô Trung Quốc gây ra.