Xe nội sẽ lập kỷ lục
Ước tính tổng sản lượng sản xuất và lắp ráp của các hãng ôtô trong nước năm 2007 sẽ đạt con số kỷ lục, khoảng 80.000 xe
Theo ước tính của Bộ Công Thương, tổng sản lượng sản xuất và lắp ráp của các hãng ôtô trong nước năm 2007 sẽ đạt con số kỷ lục, khoảng 80.000 xe.
Tính đến hết 9 tháng đầu năm, tổng sản lượng của tất cả các nhà sản xuất ôtô đã đạt con số 61.000 chiếc. Trong đó 12 liên doanh đạt 32.000 chiếc và 47 doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước đạt khoảng 29.000 chiếc.
Như vậy, duy chỉ có năm 2006 sản lượng sản xuất, lắp ráp của các hãng xe bị sụt giảm khoảng 7.000 chiếc (đạt 60.000 chiếc) so với năm 2005 do những biến động bất lợi trên thị trường. Còn lại, kể từ năm 2003 đến nay, mỗi năm các hãng xe trong nước đều có những bước tiến đáng kể. Cụ thể năm 2003 đạt 50.636 chiếc, năm 2004 đạt 54.000 chiếc, năm 2005 đạt 67.000 chiếc và năm 2006 tụt xuống còn 60.000 chiếc.
Cũng theo Bộ Công Thương, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động (nửa đầu những năm 1990) đến hết 2006 các liên doanh ôtô đã tiêu thụ khoảng 270.000 xe các loại, nộp ngân sách Nhà nước gần 1,5 tỷ USD và hiện đã tuyển dụng trên 50.000 nhân công.
Một số doanh nghiệp cũng đã đầu tư sản xuất linh kiện để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên từng sản phẩm theo cam kết với Chính phủ khi thành lập liên doanh. Mặc dù không đạt được như cam kết song một số doanh nghiệp cũng đã có những bước tiến đáng kể. Trong đó điển hình là Công ty Ôtô Toyota Việt Nam với dòng xe đa dụng Innova đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 33% vào năm 2007 và dự kiến đạt 45% vào năm 2009 với sản lượng khoảng 19.000 xe/năm.
Riêng khối doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước thời gian gần đây cũng đã đạt được những bước phát triển đáng kể, như những doanh nghiệp đã tham gia Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) là Tổng công ty Ôtô Việt Nam (Vinamotor), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM), Tập đoàn Than và Khoáng sản (Vinacomin), Công ty Ôtô Trường Hải (Thaco), Xí nghiệp Ôtô Tư doanh Xuân Kiên (Vinaxuki) hay Tổng công ty Ôtô Sài Gòn (Samco).
Đây là khối doanh nghiệp có thế mạnh trong các dòng sản phẩm xe tải và xe thương mại. Riêng Vinacomin hiện gần như toàn bộ sản lượng sản xuất mới chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu nội bộ tập đoàn mặc dù các sản phẩm xe tải nặng của hãng đạt được tỷ lệ nội địa hóa khá cao, chất lượng tốt và giá thành thậm chí rẻ hơn các loại xe nhập khẩu tương đương.
Tính đến hết 9 tháng đầu năm, tổng sản lượng của tất cả các nhà sản xuất ôtô đã đạt con số 61.000 chiếc. Trong đó 12 liên doanh đạt 32.000 chiếc và 47 doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước đạt khoảng 29.000 chiếc.
Như vậy, duy chỉ có năm 2006 sản lượng sản xuất, lắp ráp của các hãng xe bị sụt giảm khoảng 7.000 chiếc (đạt 60.000 chiếc) so với năm 2005 do những biến động bất lợi trên thị trường. Còn lại, kể từ năm 2003 đến nay, mỗi năm các hãng xe trong nước đều có những bước tiến đáng kể. Cụ thể năm 2003 đạt 50.636 chiếc, năm 2004 đạt 54.000 chiếc, năm 2005 đạt 67.000 chiếc và năm 2006 tụt xuống còn 60.000 chiếc.
Cũng theo Bộ Công Thương, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động (nửa đầu những năm 1990) đến hết 2006 các liên doanh ôtô đã tiêu thụ khoảng 270.000 xe các loại, nộp ngân sách Nhà nước gần 1,5 tỷ USD và hiện đã tuyển dụng trên 50.000 nhân công.
Một số doanh nghiệp cũng đã đầu tư sản xuất linh kiện để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên từng sản phẩm theo cam kết với Chính phủ khi thành lập liên doanh. Mặc dù không đạt được như cam kết song một số doanh nghiệp cũng đã có những bước tiến đáng kể. Trong đó điển hình là Công ty Ôtô Toyota Việt Nam với dòng xe đa dụng Innova đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 33% vào năm 2007 và dự kiến đạt 45% vào năm 2009 với sản lượng khoảng 19.000 xe/năm.
Riêng khối doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước thời gian gần đây cũng đã đạt được những bước phát triển đáng kể, như những doanh nghiệp đã tham gia Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) là Tổng công ty Ôtô Việt Nam (Vinamotor), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM), Tập đoàn Than và Khoáng sản (Vinacomin), Công ty Ôtô Trường Hải (Thaco), Xí nghiệp Ôtô Tư doanh Xuân Kiên (Vinaxuki) hay Tổng công ty Ôtô Sài Gòn (Samco).
Đây là khối doanh nghiệp có thế mạnh trong các dòng sản phẩm xe tải và xe thương mại. Riêng Vinacomin hiện gần như toàn bộ sản lượng sản xuất mới chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu nội bộ tập đoàn mặc dù các sản phẩm xe tải nặng của hãng đạt được tỷ lệ nội địa hóa khá cao, chất lượng tốt và giá thành thậm chí rẻ hơn các loại xe nhập khẩu tương đương.