Xếp hàng rồng rắn chờ mua ôtô
Vài tháng nay, chuyện xếp hàng mua xe như thời bao cấp lại diễn ra với một vài mẫu xe mới được tung ra thị trường
Vài tháng nay, chuyện xếp hàng mua xe như thời bao cấp lại diễn ra với một vài mẫu xe mới được tung ra thị trường.
Tình trạng này do không đủ hàng cung cấp, hay là mánh bán hàng? Hãng sản xuất thì nói rằng: sản xuất không kịp đơn đặt hàng. Người mua xe thì bảo: đó là “chiến lược” của hãng.
Nhưng một số khác là những người quan tâm, thường xuyên tham khảo và nghiên cứu thì lại cho rằng: đại lý bán xe và cả hãng sản xuất đều có sự “tính toán” rất chu đáo về vấn đề này mỗi khi một mẫu xe chuẩn bị ra lò.
Xếp hàng là oai
“Anh biết không, tôi mua chiếc xe này mà phải đăng ký và đặt cọc tiền từ tháng trước đến nay, tính ra gần hai tháng trời. Vậy mà còn chưa yên, từ khi nhận xe từ đại lý, đến khi chính thức thành tên sở hữu của mình còn phải tốn thêm biết bao nhiêu thời gian, thủ tục, bao nhiêu khoản phải chi ra”, anh Tú A, người vừa mới nhận được chiếc Camry 2007 than thở trong buổi đi khao chiếc xe vừa mua được.
Camry - 2007 thời gian này là một trong những xe khó mua nhất, dù không phải là xe bán đắt hàng nhất. Nhưng dù sao, camry 2007 cũng còn được thời gian đầu có đủ xe bán; không giống như Chevrolet-Captiva của GM Daewoo, ngay sau khi ra mắt, đã không đủ xe cung cấp cho khách hàng. Khách hàng muốn mua được Captiva ở thời điểm này phải đặt cọc và chờ đợi ít nhất trong thời gian 2,5 tháng, hoặc có thể lâu hơn.
Một số mẫu xe khác như Ford-Everest, Honda-Civic cũng đang trong tình trạng phải đăng ký, đặt cọc trước và một tháng, hai tháng sau mới nhận được xe. Cũng chưa biết hết ở mỗi nơi, mức giá mà khách hàng phải trả thêm là bao nhiêu để có được một trong những chiếc xe đang “đắt giá theo phong trào” hiện nay, nhưng chắc chắn một điều, đa số khách hàng mua những chiếc xe loại này, ngoài một số mua xe phục vụ đúng mục đích, còn lại đa số đều chỉ được một điều duy nhất: “xếp hàng, bỏ thêm tiền để giải quyết khâu oai”.
Lọt bẫy
Thực tế, số lượng xe bán ra của các đại lý ngày một giảm dần bởi sự cạnh tranh của rất nhiều mẫu mã xe cả trong nước lẫn xe hàng nhập, cả xe mới và xe cũ. Tuy nhiên, không thể cứ ngồi im mà chịu cảnh lãi ít chi nhiều, các đại lý đã phải bày ra đủ chiêu nhằm lôi kéo khách hàng về với mình.
Từ việc lấy lại thông tin của khách hàng đến tham khảo, sau đó liên tục điện thoại hỏi thăm, tư vấn, chăm sóc và cuối cùng là “dụ” khách hàng mua xe của hãng mình; ngoài quà khuyến mãi của hãng còn tặng quà riêng của đại lý cho khách mua xe; thậm chí là chiết khấu cao cho người môi giới, giới thiệu khách mua xe…
Không hiệu quả thì, “không được keo này ta bày keo khác” các cửa hàng, đại lý lại đưa ra những “chiêu” cao hơn nữa. Mỗi khi hãng chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới, các đại lý nghiên cứu và đặt hàng trước theo kiểu khách hàng đăng ký số lượng xe nhất định và sau đó là “ghìm hàng” lại. Khi khách hàng đăng ký xe đều không thể mua được ngay, lúc đó bắt buộc phải mua theo dạng “chuyển quyền đăng ký trước” với giá vài ngàn USD cho một chiếc xe.
Anh Tú A, cho biết thêm: “không phải khơi khơi tôi chờ một thời gian ngắn vậy là có xe được đâu. Tôi phải bỏ ra 2.000 USD để được mua lại suất đăng ký của người khác (theo nhân viên của đại lý cho biết) đấy”.
Chẳng biết tại sao có nhiều người có thể đăng ký được sớm để bán lại “suất” của mình? Mang chuyện thắc mắc, tôi gặp anh bạn T., một dân sales (bán hàng) ô tô chuyên nghiệp, có thời gian làm việc hơn ba năm cho một hãng xe cỡ bự ở Việt Nam, nay đã giải nghệ chuyển việc khác. Anh T., cho biết: “Gần đây, chuyện nhượng, bán "suất" đã trở thành chuyện buôn bán của những người kinh doanh và cả dân sales “có máu mặt”.
Vì đâu nên nỗi?
Điều khiến cho những chiếc xe vẫn còn có cơ hội tăng giá theo kiểu “trời ơi” ấy là do nhu cầu mua xe theo phong trào của đa số người tiêu dùng hiện nay. Có những trường hợp khách hàng mua xe thậm chí còn chẳng hề biết chút gì về chiếc xe mình sắp làm chủ, “vì thấy ngoài đường họ chạy nhiều, có khi tốt, thế nên đi mua theo”.
Model mới, cuốn hút khách hàng là chuyện thường thấy và cũng là điều dễ hiểu, nhưng còn mua xe theo kiểu xe càng mới, giá càng tăng lên. Nhất là loại xe nào càng “cháy hàng” thì lại càng đổ đi mua nhiều hơn.
Nhu cầu là chuyện tất nhiên, mua sắm cao cấp cũng rất tốt về mặt kích cầu thị trường và hưởng thụ cuộc sống hiện đại. Nhưng đôi khi, chính những điều ta không biết, hoặc biết mà vẫn thích chạy theo kiểu phong trào, vô hình trung đã làm cho nhiều những mánh khoé đơn giản nhất vẫn có thể trục lợi từ chính hầu bao của những khách hàng như chúng ta.
Tình trạng này do không đủ hàng cung cấp, hay là mánh bán hàng? Hãng sản xuất thì nói rằng: sản xuất không kịp đơn đặt hàng. Người mua xe thì bảo: đó là “chiến lược” của hãng.
Nhưng một số khác là những người quan tâm, thường xuyên tham khảo và nghiên cứu thì lại cho rằng: đại lý bán xe và cả hãng sản xuất đều có sự “tính toán” rất chu đáo về vấn đề này mỗi khi một mẫu xe chuẩn bị ra lò.
Xếp hàng là oai
“Anh biết không, tôi mua chiếc xe này mà phải đăng ký và đặt cọc tiền từ tháng trước đến nay, tính ra gần hai tháng trời. Vậy mà còn chưa yên, từ khi nhận xe từ đại lý, đến khi chính thức thành tên sở hữu của mình còn phải tốn thêm biết bao nhiêu thời gian, thủ tục, bao nhiêu khoản phải chi ra”, anh Tú A, người vừa mới nhận được chiếc Camry 2007 than thở trong buổi đi khao chiếc xe vừa mua được.
Camry - 2007 thời gian này là một trong những xe khó mua nhất, dù không phải là xe bán đắt hàng nhất. Nhưng dù sao, camry 2007 cũng còn được thời gian đầu có đủ xe bán; không giống như Chevrolet-Captiva của GM Daewoo, ngay sau khi ra mắt, đã không đủ xe cung cấp cho khách hàng. Khách hàng muốn mua được Captiva ở thời điểm này phải đặt cọc và chờ đợi ít nhất trong thời gian 2,5 tháng, hoặc có thể lâu hơn.
Một số mẫu xe khác như Ford-Everest, Honda-Civic cũng đang trong tình trạng phải đăng ký, đặt cọc trước và một tháng, hai tháng sau mới nhận được xe. Cũng chưa biết hết ở mỗi nơi, mức giá mà khách hàng phải trả thêm là bao nhiêu để có được một trong những chiếc xe đang “đắt giá theo phong trào” hiện nay, nhưng chắc chắn một điều, đa số khách hàng mua những chiếc xe loại này, ngoài một số mua xe phục vụ đúng mục đích, còn lại đa số đều chỉ được một điều duy nhất: “xếp hàng, bỏ thêm tiền để giải quyết khâu oai”.
Lọt bẫy
Thực tế, số lượng xe bán ra của các đại lý ngày một giảm dần bởi sự cạnh tranh của rất nhiều mẫu mã xe cả trong nước lẫn xe hàng nhập, cả xe mới và xe cũ. Tuy nhiên, không thể cứ ngồi im mà chịu cảnh lãi ít chi nhiều, các đại lý đã phải bày ra đủ chiêu nhằm lôi kéo khách hàng về với mình.
Từ việc lấy lại thông tin của khách hàng đến tham khảo, sau đó liên tục điện thoại hỏi thăm, tư vấn, chăm sóc và cuối cùng là “dụ” khách hàng mua xe của hãng mình; ngoài quà khuyến mãi của hãng còn tặng quà riêng của đại lý cho khách mua xe; thậm chí là chiết khấu cao cho người môi giới, giới thiệu khách mua xe…
Không hiệu quả thì, “không được keo này ta bày keo khác” các cửa hàng, đại lý lại đưa ra những “chiêu” cao hơn nữa. Mỗi khi hãng chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới, các đại lý nghiên cứu và đặt hàng trước theo kiểu khách hàng đăng ký số lượng xe nhất định và sau đó là “ghìm hàng” lại. Khi khách hàng đăng ký xe đều không thể mua được ngay, lúc đó bắt buộc phải mua theo dạng “chuyển quyền đăng ký trước” với giá vài ngàn USD cho một chiếc xe.
Anh Tú A, cho biết thêm: “không phải khơi khơi tôi chờ một thời gian ngắn vậy là có xe được đâu. Tôi phải bỏ ra 2.000 USD để được mua lại suất đăng ký của người khác (theo nhân viên của đại lý cho biết) đấy”.
Chẳng biết tại sao có nhiều người có thể đăng ký được sớm để bán lại “suất” của mình? Mang chuyện thắc mắc, tôi gặp anh bạn T., một dân sales (bán hàng) ô tô chuyên nghiệp, có thời gian làm việc hơn ba năm cho một hãng xe cỡ bự ở Việt Nam, nay đã giải nghệ chuyển việc khác. Anh T., cho biết: “Gần đây, chuyện nhượng, bán "suất" đã trở thành chuyện buôn bán của những người kinh doanh và cả dân sales “có máu mặt”.
Vì đâu nên nỗi?
Điều khiến cho những chiếc xe vẫn còn có cơ hội tăng giá theo kiểu “trời ơi” ấy là do nhu cầu mua xe theo phong trào của đa số người tiêu dùng hiện nay. Có những trường hợp khách hàng mua xe thậm chí còn chẳng hề biết chút gì về chiếc xe mình sắp làm chủ, “vì thấy ngoài đường họ chạy nhiều, có khi tốt, thế nên đi mua theo”.
Model mới, cuốn hút khách hàng là chuyện thường thấy và cũng là điều dễ hiểu, nhưng còn mua xe theo kiểu xe càng mới, giá càng tăng lên. Nhất là loại xe nào càng “cháy hàng” thì lại càng đổ đi mua nhiều hơn.
Nhu cầu là chuyện tất nhiên, mua sắm cao cấp cũng rất tốt về mặt kích cầu thị trường và hưởng thụ cuộc sống hiện đại. Nhưng đôi khi, chính những điều ta không biết, hoặc biết mà vẫn thích chạy theo kiểu phong trào, vô hình trung đã làm cho nhiều những mánh khoé đơn giản nhất vẫn có thể trục lợi từ chính hầu bao của những khách hàng như chúng ta.