Xu hướng ôtô nhập khẩu nhìn từ xuất xứ
Thống kê xuất xứ ôtô nhập khẩu cho thấy rõ những xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam
Nếu như khoảng 5 năm trở về trước, cuộc cạnh tranh tại mảng thị trường xe phổ thông vốn khá gay gắt và cân bằng giữa rất nhiều các hãng xe trên thế giới thì nay, ưu thế đang dồn mạnh về những thương hiệu đến từ xứ sở Kim Chi.
Bắt đầu từ Hyundai. Khoảng năm 2007 - 2008, thương hiệu này bắt đầu thực sự bùng nổ khi nhà nhập khẩu Hyundai Việt Nam (HMV) đưa về những mẫu xe mà đến nay vẫn thuộc diện “hàng hot” như Santa Fe, Getz. Công lớn của HMV chính là việc tạo dựng tiếng vang của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam giai đoạn ấy.
Sau đó, giữa năm 2009, Hyundai Hàn Quốc đã chuyển giao quyền phân phối cho Hyundai Thành Công và nghiễm nhiên, nhiệm vụ của nhà phân phối mới này là tương đối nhẹ nhàng khi “cây” đã bắt đầu cho “quả ngọt”. Dù vậy, tiếng tăm của Hyundai cũng không khỏi bị ảnh hưởng do cách làm chưa chuẩn khi thay đổi đại diện, từ câu chuyện bảo hành xe của khách hàng cũ đến việc nhiều mẫu xe thế hệ cũ bị đẩy vào thị trường ngay trước thời điểm thế hệ hoàn toàn mới ra mắt không lâu.
Khi danh tiếng của Hyundai có phần chững lại thì “người anh em” Kia bắt đầu nổi lên với việc Thaco Kia (Trường Hải) gia nhập thị trường. Cặp đôi này từ đó càng ngày càng khuynh đảo thị trường ôtô phổ thông nhập khẩu tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tương tự Daewoo (từ tháng 9/2011 bắt đầu sử dụng thương hiệu Chevrolet), Thaco Kia cũng đưa vào lắp ráp trong nước hầu hết các mẫu xe nên tại mảng xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU), thị phần vẫn chủ yếu thuộc về Hyundai Thành Công.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm nay, lượng xe nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 1.910 chiếc, gần gấp đôi tổng lượng xe nhập khẩu từ 4 nước khác có số lượng lớn tiếp theo là Thái Lan (310 chiếc), Trung Quốc (302 chiếc), Đức (128 chiếc) và Nhật Bản (118 chiếc).
Ở phía khác, cuộc chơi của phân khúc xe hạng sang cũng không kém phần sôi động. Tại phân khúc này, những hãng xe đến từ nước Đức chiếm lĩnh là chủ yếu. Đáng chú ý nhất là hai cái tên BMW và Audi.
Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính riêng tháng 1/2013, mặc dù lượng xe nhập khẩu từ Đức chỉ đạt 128 chiếc (đứng thứ 4 trong top 5) thì xét về giá trị kim ngạch lại đứng thứ 2 khi đạt trên 10 triệu USD (Hàn Quốc đạt 15,5 triệu USD), vượt lên cả 3 nước còn lại trong top.
Sự khác biệt nằm ở chỗ 3 hãng xe hạng sang đến từ nước Đức đang có sự phân chia thị phần khá rõ nét.
Từ nhiều năm trở lại đây, Mercdes-Benz vẫn luôn hoàn toàn thống trị phân khúc xe sang lắp ráp trong nước (CKD) do đã đưa nhà máy tại Tp.HCM đi vào hoạt động từ tháng 4/1995. Thị trường xe CBU gần như được bỏ ngỏ và đó là cơ hội của BMW, Audi.
Đặc biệt từ hai năm trở lại đây, cuộc cạnh tranh giữa hai “ông lớn” xe sang này đang ngày càng mạnh mẽ dù xét trên một vài tiêu chí, đối tượng khách hàng không hoàn toàn giống nhau.
Có một điểm khá tương đồng giữa hai hãng xe này tại Việt Nam là trong khi thị trường xe CDK năm 2012 sụt giảm đến 27% (Mercedes-Benz giữ nguyên sản lượng) thì cả BMW lẫn Audi mới đây đều công bố tăng trưởng doanh số 20-30%. Một sự “ngược dòng” ngoạn mục trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và thị trường ôtô mà phía sau nó là thông điệp về xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam.
BMW và Audi là đáng kể nhưng sự đóng góp của một số hãng xe khác cũng không nhỏ. Mặc dù nắm trong tay thị phần xe sang CKD nhưng Mercedes-Benz vẫn tham gia thị phần CBU khá tích cực với loạt mẫu xe thuộc các dòng S-Class, G-Class, M-Class... Cùng với đó là những nỗ lực chiếm lĩnh phân khúc có phần khác biệt của Porsche.
Bắt đầu từ Hyundai. Khoảng năm 2007 - 2008, thương hiệu này bắt đầu thực sự bùng nổ khi nhà nhập khẩu Hyundai Việt Nam (HMV) đưa về những mẫu xe mà đến nay vẫn thuộc diện “hàng hot” như Santa Fe, Getz. Công lớn của HMV chính là việc tạo dựng tiếng vang của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam giai đoạn ấy.
Sau đó, giữa năm 2009, Hyundai Hàn Quốc đã chuyển giao quyền phân phối cho Hyundai Thành Công và nghiễm nhiên, nhiệm vụ của nhà phân phối mới này là tương đối nhẹ nhàng khi “cây” đã bắt đầu cho “quả ngọt”. Dù vậy, tiếng tăm của Hyundai cũng không khỏi bị ảnh hưởng do cách làm chưa chuẩn khi thay đổi đại diện, từ câu chuyện bảo hành xe của khách hàng cũ đến việc nhiều mẫu xe thế hệ cũ bị đẩy vào thị trường ngay trước thời điểm thế hệ hoàn toàn mới ra mắt không lâu.
Khi danh tiếng của Hyundai có phần chững lại thì “người anh em” Kia bắt đầu nổi lên với việc Thaco Kia (Trường Hải) gia nhập thị trường. Cặp đôi này từ đó càng ngày càng khuynh đảo thị trường ôtô phổ thông nhập khẩu tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tương tự Daewoo (từ tháng 9/2011 bắt đầu sử dụng thương hiệu Chevrolet), Thaco Kia cũng đưa vào lắp ráp trong nước hầu hết các mẫu xe nên tại mảng xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU), thị phần vẫn chủ yếu thuộc về Hyundai Thành Công.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm nay, lượng xe nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 1.910 chiếc, gần gấp đôi tổng lượng xe nhập khẩu từ 4 nước khác có số lượng lớn tiếp theo là Thái Lan (310 chiếc), Trung Quốc (302 chiếc), Đức (128 chiếc) và Nhật Bản (118 chiếc).
Ở phía khác, cuộc chơi của phân khúc xe hạng sang cũng không kém phần sôi động. Tại phân khúc này, những hãng xe đến từ nước Đức chiếm lĩnh là chủ yếu. Đáng chú ý nhất là hai cái tên BMW và Audi.
Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính riêng tháng 1/2013, mặc dù lượng xe nhập khẩu từ Đức chỉ đạt 128 chiếc (đứng thứ 4 trong top 5) thì xét về giá trị kim ngạch lại đứng thứ 2 khi đạt trên 10 triệu USD (Hàn Quốc đạt 15,5 triệu USD), vượt lên cả 3 nước còn lại trong top.
Sự khác biệt nằm ở chỗ 3 hãng xe hạng sang đến từ nước Đức đang có sự phân chia thị phần khá rõ nét.
Từ nhiều năm trở lại đây, Mercdes-Benz vẫn luôn hoàn toàn thống trị phân khúc xe sang lắp ráp trong nước (CKD) do đã đưa nhà máy tại Tp.HCM đi vào hoạt động từ tháng 4/1995. Thị trường xe CBU gần như được bỏ ngỏ và đó là cơ hội của BMW, Audi.
Đặc biệt từ hai năm trở lại đây, cuộc cạnh tranh giữa hai “ông lớn” xe sang này đang ngày càng mạnh mẽ dù xét trên một vài tiêu chí, đối tượng khách hàng không hoàn toàn giống nhau.
Có một điểm khá tương đồng giữa hai hãng xe này tại Việt Nam là trong khi thị trường xe CDK năm 2012 sụt giảm đến 27% (Mercedes-Benz giữ nguyên sản lượng) thì cả BMW lẫn Audi mới đây đều công bố tăng trưởng doanh số 20-30%. Một sự “ngược dòng” ngoạn mục trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và thị trường ôtô mà phía sau nó là thông điệp về xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam.
BMW và Audi là đáng kể nhưng sự đóng góp của một số hãng xe khác cũng không nhỏ. Mặc dù nắm trong tay thị phần xe sang CKD nhưng Mercedes-Benz vẫn tham gia thị phần CBU khá tích cực với loạt mẫu xe thuộc các dòng S-Class, G-Class, M-Class... Cùng với đó là những nỗ lực chiếm lĩnh phân khúc có phần khác biệt của Porsche.
6 nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu ôtô lớn nhất vào Việt Nam | ||||
Cả năm 2012 | Tháng 1/2013 | |||
Lượng (chiếc) | Giá trị (USD) | Lượng (chiếc) | Giá trị (USD) | |
Đức | 1.261 | 39.471.488 | 128 | 10.006.614 |
Hàn Quốc | 11.803 | 154.731.013 | 1.910 | 15.507.696 |
Mỹ | 1.747 | 56.303.271 | 32 | 1.511.232 |
Nhật Bản | 1.275 | 50.022.831 | 118 | 3.722.266 |
Thái Lan | 4.414 | 83.341.469 | 310 | 5.712.117 |
Trung Quốc | 3.893 | 149.554.337 | 302 | 8.701.424 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan |