10 thương hiệu ô tô người Việt ưa chuộng nhất 2020

Đức Thọ
Hyundai tiếp tục giữ "ngôi vương", VinFast leo một mạch lên vị trí thứ 5 ngay trong lần đầu tiên góp mặt.
VinFast chính là một điểm sáng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong năm 2020 đầy khó khăn.
VinFast chính là một điểm sáng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong năm 2020 đầy khó khăn.

Năm 2020 đã chứng kiến cú bứt tốc thần kỳ của thương hiệu ô tô Việt. Là hãng xe hoàn toàn mới và lần đầu tiên bán xe ra thị trường hồi cuối năm 2018, chỉ hơn 1 năm sau đó, VinFast thậm chí đã nhảy vào nhóm 5 thương hiệu ô tô được ưa chuộng nhất.

Theo thống kê, cộng dồn cả năm 2020, VinFast đã bán ra thị trường tổng cộng 29.485 xe ô tô, trong đó Fadil là mẫu xe đắt khách nhất với sản lượng bán hàng hơn 18.000 chiếc.

Đáng chú ý là trong danh sách 10 thương hiệu ô tô được ưa chuộng nhất, VinFast là hãng xe sở hữu danh mục sản phẩm ít ỏi nhất với chỉ 3 mẫu xe gồm Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0. Các thương hiệu lớn như Hyundai, Toyota, Kia, Mazda đều đang bán ra thị trường cả chục mẫu xe khác nhau.

Có thể thấy rằng, VinFast chính là một điểm sáng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong năm 2020 đầy khó khăn. Thương hiệu ô tô nội nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của người tiêu dùng trong nước từ những niềm tin được "tạm ứng" từ cuối năm 2018 cho đến sự khẳng định về mẫu mã sản phẩm, chất lượng xe cho đến giá bán lẻ.

Ở ngôi vị đầu bảng, Hyundai đã có năm thứ 2 liên tiếp nắm giữ khi bán ra thị trường hơn 81.000 xe. Điểm mạnh của thương hiệu ô tô Hàn Quốc được lắp ráp và phân phối bởi TC Motor chính là sự đồng đều giữa các sản phẩm.

Ngoài 2 mẫu xe bán chạy nhất là Accent và Grand i10 thì hầu hết các mẫu xe du lịch khác của Hyundai đều nằm trong tốp đầu phân khúc. Trong đó có thể kể đến việc Santa Fe giữ đỉnh bảng xe SUV 7 chỗ ngồi cỡ D bán chạy, Kona chỉ chịu thua kém 2 "tân binh" trong phân khúc B-SUV là Kia Seltos và Toyota Corolla Cross (nếu tính theo tháng).

Toyota vẫn là một thương hiệu ô tô hàng đầu tại Việt Nam. Nhưng khác với Hyundai, thương hiệu ô tô Nhật Bản có danh mục sản phẩm dày đặc nhưng không đồng đều. Điều này được lý giải bằng thực tế ngoài mẫu xe Vios bán chạy nhất thị trường thì đa số các mẫu xe Toyota còn lại đều đang tụt sâu trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trước đây, trong danh sách 10 xe ô tô đắt khách nhất, Toyota thường xuyên đóng góp đến 4-5 cái tên thì nay, chỉ còn Vios trụ lại. Innova đã bị các mẫu xe MPV khác bỏ xa, Fortuner cũng bị soán ngôi bởi Hyundai Santa Fe. Hai mẫu xe sedan lừng danh là Corolla Altis và Camry cũng không còn được nhắc đến nhiều.

Suzuki có lẽ cũng là cái tên cần được nhắc tới. Sau quãng thời gian dài loay hoay với chiến lược sản phẩm, cuối cùng Suzuki cũng xác định được mẫu xe "con cưng" của mình là XL7.

Khi mẫu xe "song sinh" Ertiga cho thấy xu hướng tiêu dùng của người Việt đối với những chiếc ô tô nhỏ gọn nhưng chở được 7 người ngày càng tăng, Suzuki đã đưa XL7 về Việt Nam. Ngay lập tức, XL7 trở thành một trong những mẫu xe hấp dẫn nhất trên thị trường đối với những người tiêu dùng mua xe lần đầu cho gia đình hoặc cho nhu cầu kinh doanh dịch vụ taxi công nghệ. Dù chưa thể cùng Mitsubishi Xpander tạo nên cặp song mã trong phân khúc song với tổng sản lượng bán hàng 4.433 chiếc sau 7 tháng có mặt trên thị trường, thành quả của XL7 nói riêng và Suzuki nói chung cũng là rất đáng khích lệ.

Nhìn tổng thể vào danh sách 10 thương hiệu bán xe nhiều nhất cũng có thể mường tượng bức tranh toàn cảnh của thị trường ô tô Việt Nam năm 2020 vừa qua.

Đại dịch Covid-19 đã có những tác động tiêu cực lên toàn ngành ô tô. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ áp dụng với xe lắp ráp trong nước từ cuối tháng 6/2020 đã góp phần "bẻ lái" cỗ xe ô tô Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19.

Cũng chính sách hỗ trợ này đã có tác động đáng kể lên thị trường khi giúp các loại xe lắp ráp trong nước bứt tốc. Dễ nhận thấy hầu hết các mẫu xe bán chạy của 10 thương hiệu ô tô trong danh sách đều là xe lắp ráp trong nước, ngoại trừ "vua" bán tải Ford Ranger nhập khẩu từ Thái Lan và Suzuki XL7 nhập khẩu từ Indonesia.

Nhờ cú hích từ chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ, thị trường ô tô Việt Nam đã cán đích năm 2020 đầy gian nan, trắc trở với tổng sức mua 296.634 chiếc, giảm 8% so với năm 2019.

10 THƯƠNG HIỆU Ô TÔ BÁN XE NHIỀU NHẤT VIỆT NAM 2020

10 thương hiệu ô tô người Việt ưa chuộng nhất 2020 - Ảnh 1.

Nguồn số liệu: TC Motor, VAMA, VinFast ; Đơn vị tính: chiếc.

 

Tin mới

Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc và chúng sẽ định hình tương lai của ngành. Trong khi nhiều hãng xe khác đang loay hoay tìm hướng đi trong cuộc đua điện khí hoá thì Tesla của Elon Musk đã tạo ra khoản tiền đáng kể 1,79 tỷ USD từ việc bán tín dụng carbon năm 2023, nâng tổng thu nhập từ các khoản tín dụng từ tín chỉ carbon kể từ năm 2009 lên gần 9 tỷ USD.
Xe hybrid "âm thầm” chinh phục khách hàng Việt

Xe hybrid "âm thầm” chinh phục khách hàng Việt

Xe “thuần” điện có thể là chân lý của tiến trình điện khí hóa, nhưng sẽ phải mất nhiều năm nữa để dòng xe này thực sự phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó, xe Hybrid lại đang từng bước vững chắc tiếp cận và chinh phục người dùng bằng khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải ngay lập tức của mình.
Bán hàng trực tuyến: Xu hướng mới của các hãng xe tại Việt Nam

Bán hàng trực tuyến: Xu hướng mới của các hãng xe tại Việt Nam

Sự trỗi dậy của thị trường ô tô trực tuyến không chỉ thay đổi cách chúng ta mua và bán ô tô, nó đang định nghĩa lại cơ cấu của một ngành công nghiệp lâu đời. Từ sự tiện lợi của việc mua sắm tại nhà cho đến sự ra đời của dịch vụ đăng ký ô tô, thế giới kỹ thuật số đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trên các con đường kinh doanh trong ngành ô tô.