9 điều đáng nhớ của ôtô - xe máy Việt Nam năm qua
Điểm lại một số sự kiện, vấn đề đáng chú ý của ngành công nghiệp và thị trường ôtô, xe máy Việt Nam trong năm 2016 vừa qua
Ngành ôtô, xe máy Việt Nam đã đi qua một năm nhiều sắc thái, bao gồm cả những kỷ lục vui và cả những biến động đáng lo ngại.
Đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Bức tranh đa sắc thái của ngành ôtô Việt Nam năm 2016 được khai bút bằng một nét vẽ màu trầm. Ngay từ ngày đầu tiên của năm mới, Nghị định số 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2016, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu sẽ được tính theo cách mới. Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt bắt đầu được tính trên giá bán buôn của nhà nhập khẩu thay cho cách tính áp dụng trước đó là trên CIF + thuế nhập khẩu trước đây. Trong đó, giá bán buôn là giá bán ra của nhà nhập khẩu đến các đơn vị phân phối.
Điểm khác biệt của cách tính giá tính thuế mới là ngoài các loại thuế nhập khẩu, chi phí kho vận và nhất là bao gồm cả một phần lợi nhuận cùng các chi phí khác của nhà nhập khẩu. Với cách tính mới, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng lên đáng kể và mức tăng phụ thuộc vào khả năng “co kéo” cùng chiến lược kinh doanh của mỗi nhà nhập khẩu.
20 năm công nghiệp ôtô
Đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, năm 2016 không có sự kiện lớn nào thực sự đáng kể. Nhưng với nhiều hãng xe, năm 2016 lại đánh dấu chặng đường tròn 20 năm hình thành và phát triển.
Trong quãng thời gian từ năm 1995 đến 1996, lần lượt các liên doanh ôtô lớn được thành lập tại Việt Nam, như Toyota, Honda, Mercedes-Benz, VinaStar (Mitsubishi), Ford… Do đó, đây cũng có thể coi là thời điểm ngành công nghiệp ôtô Việt Nam chính thức hình thành.
Và bởi vậy, tròn 20 năm qua đi, năm 2016 cũng là thời điểm để nhìn lại, đánh giá những thành công và cả những thất bại của một ngành công nghiệp được coi là mũi nhọn và từng mang trên mình rất nhiều kỳ vọng.
20 năm, 2 bản chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô được ban hành với nhiều ưu đãi. Nếu bóc tách từng tiêu chí, từng mục tiêu cụ thể, có thể coi công nghiệp ôtô sau hai thập niên về cơ bản là thất bại. Song từ góc độ quản lý kinh tế, hay lao động - việc làm, phúc lợi xã hội hoặc cán cân xuất nhập khẩu xét từ mặt hàng “xa xỉ” này, nói là thất bại hoàn toàn cũng là bất công bằng.
Triển lãm xe máy đầu tiên tại Việt Nam
Đối với các ngành công nghiệp lớn trên thế giới, các kỳ triển lãm luôn là nơi thể hiện rõ nhất những thành công hay thất bại, là nơi để kích thích tiêu dùng qua những sản phẩm và công nghệ mới, là nơi để các doanh nghiệp tìm cơ hội giao thương, nhất là giữa các nhà sản xuất – lắp ráp (OEM) với hệ thống doanh nghiệp hỗ trợ, dịch vụ…
Hơn 10 năm trở lại đây, mỗi năm ngành ôtô Việt Nam đều có ít nhất một kỳ triển lãm lớn. Nhưng phải đến năm 2016, ngành công nghiệp xe máy và thị trường xe máy Việt Nam, dù nằm trong nhóm 4 ngành công nghiệp xe máy lớn nhất thế giới, cũng mới lần đầu tiên có một kỳ triển lãm riêng cho mình.
Dù chưa phải là một kỳ triển lãm đủ tầm với một thị trường lớn trên thế giới song đây cũng là một sự kiện đáng vui mừng. Thị trường xe máy Việt Nam được xem là đã bước vào ngưỡng bão hòa, nên đây cũng có thể coi là một cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng hơn con đường xuất khẩu.
Tăng mạnh thuế xe dung tích lớn
Ngày đầu năm, ôtô nhập khẩu bắt đầu phải chịu các tích thuế tiêu thụ đặc biệt mới gây bất lợi cho giá bán lẻ. Tròn 6 tháng sau, ngày 1/7/2016, mặt hàng ôtô nói chung tiếp tục được điều chỉnh cũng với sắc thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cụ thể, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới, các mức thuế suất bắt đầu được điều chỉnh theo hướng tách ra nhiều nhóm dựa trên dung tích xi-lanh động cơ. Có nhóm xe giữ nguyên mức thuế suất cũ, có nhóm xe dung tích nhỏ được giảm nhẹ thuế, nhưng đáng chú ý nhất là rất nhiều nhóm xe phải chịu các mức thuế tăng rất cao.
Chẳng hạn, các loại xe có dung tích xi-lanh từ trên 2.500 cm3 phải chịu mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới theo hướng tăng lên. Đáng chú ý là tỷ lệ tăng thuế suất lũy tiến theo dung tích xi-lanh động cơ và đỉnh điểm là mức thuế suất 150% đối với các loại xe dung tích trên 6.0 lít, vượt xa mức thuế suất cao nhất 60% áp dụng trước thời điểm 1/7/2016.
Các mức thuế suất mới, trong khi chỉ giúp các loại xe dung tích nhỏ dưới 2.0 lít giảm rất nhẹ thì các loại xe dung tích lớn phải chịu tăng giá chóng mặt. Cá biệt là vài loại siêu xe đã phải chịu tăng giá đến cả chục tỷ đồng, số tiền chênh lệch do tăng giá thậm chí đủ để người tiêu dùng đủ mua một chiếc siêu xe khác.
“Nóng” Thông tư 20
Ngày 12/5/2011, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 20/2011/TT-BCT trong đó quy định một số thủ tục bắt buộc đối với các nhà nhập khẩu ôtô nguyên chiếc. Thông tư 20 được xem như một “bộ lọc” để làm “sạch” thị trường ôtô nhập khẩu và do đó, rất được các doanh nghiệp ôtô chính hãng và phần đông người tiêu dùng ủng hộ.
Bởi với “bộ lọc” này, các doanh nghiệp buộc phải đáp ứng các tiêu chí của nhà sản xuất nước ngoài, phải có hệ thống bảo hành và sửa chữa đủ tiêu chuẩn và người tiêu dùng cũng được hưởng đầy đủ các dịch vụ sau bán hàng tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, với nhóm người tiêu dùng khác thì câu chuyện giá bán lại đáng quan tâm hơn; với nhóm các doanh nghiệp “không chính hãng”, Thông tư 20 lại là một rào cản khiến họ không thể tham gia nhập khẩu ôtô, như giai đoạn bùng nổ từ năm 2007-2009.
Và đó cũng chính là lý do để sau 5 năm có hiệu lực, khi Thông tư 20 vướng phải các quy định tại Luật Đầu tư, câu chuyện bỏ hay duy trì tinh thần của Thông tư 20 càng trở nên nóng bỏng.
Trong khi Bộ Công Thương muốn tiếp tục thì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) một mực đòi bãi bỏ; trong khi một nhóm doanh nghiệp vẫn coi đây là “cớ” để làm ăn tử tế thì nhóm khác, thậm chí căng băng-rôn phản đối chẳng khác nào biểu tình; trong khi một nhóm người tiêu dùng thích mua xe có bảo hành đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất thì nhóm khác, chỉ cần giá xe thấp hơn là đủ…
Xung đột nào cũng vậy, mỗi “nhóm lợi ích” đều có lý lẽ riêng của mình. Nhưng quan điểm của Chính phủ và một số cơ quan bộ, ngành là vẫn tiếp tục duy trì tinh thần của Thông tư 20 thông qua các văn bản pháp luật khác.
Triển lãm ôtô lớn nhất Việt Nam
Sau 3 năm về “chung một nhà” với Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) để cùng làm triển lãm, năm 2015, nhóm các doanh nghiệp ôtô nhập khẩu đã ra “ở riêng”. Một năm sau đó, nhóm doanh nghiệp này đã có kỳ triển lãm ôtô lớn nhất từ trước tới nay với tổng cộng 16 thương hiệu tham gia.
Đáng chú ý, tại kỳ triển lãm Vietnam International Motor Show 2016 (VIMS), bên cạnh đội ngũ chủ lực của nhóm nhà nhập khẩu còn có sự tham gia của một số thương hiệu thuộc VAMA. Đây là kỳ triển lãm thể hiện đầy đủ nhất diện mạo của ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam.
Theo đại diện ban tổ chức, lẽ ra quy mô của VIMS sẽ còn lớn hơn bởi trên thực tế, cả 2 nhóm doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu đều muốn làm chung triển lãm. Tuy nhiên, vướng mắc nằm ở cơ sở hạ tầng đã dẫn đến một thực tế khá trớ trêu. Trong khi kỳ triển lãm trẻ tuổi hơn có quy mô lớn nhất thì kỳ triển lãm truyền thống do VAMA tổ chức lại có quy mô nhỏ hơn rất nhiều khi phải chen chúc nhau ở nơi vốn không thể dành cho triển lãm ôtô là Trung tâm Triển lãm Quốc tế (I.C.E).
Thanh tra thuế một loạt nhà nhập khẩu
Đầu tháng 10/2016, Bộ Tài chính đã quyết định lập đoàn thanh tra đối với hoạt động nhập khẩu ôtô. Theo quyết định này, đoàn đã tiến hành thanh tra việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, công tác quản lý giám sát hải quan; thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động nhập khẩu xe ôtô tại Tổng cục Hải quan, các đơn vị trực thuộc và các cá nhân có liên quan trong giai đoạn từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 30/9/2016.
Qua công tác thanh tra, một số đơn vị nhập khẩu ôtô đã vướng vào một số vấn đề liên quan đến thuế, gian lận thương mại… Điển hình có trường hợp của nhà nhập khẩu BMW (Euro Auto) được cho là đã có nhiều sai phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động nhập khẩu. Thậm chí, tháng 12/2016, Tổng cục Hải quan đã ra quyết định số khởi tố vụ án buôn lậu xảy ra tại đơn vị này.
Hay như trường hợp của Tân Thành Đô, đơn vị nhập khẩu Land Rover và Jaguar, bị Cục Hải quan Tp.HCM ra quyết định ấn định và truy thu hơn 719 tỷ đồng tiền thuế sau khi kiểm tra và phát hiện các vấn đề về giá khai báo hải quan.
Hiện tại, các đơn vị này vẫn tiếp tục có những khiếu nại và giải trình về các vấn đề liên quan. Bản thân đại diện các đơn vị nhập khẩu vẫn cho rằng không hề có tình trạng gian lận thương mại. Trên thực tế, Euro Auto và Tân Thành Đô mới là 2 doanh nghiệp nhập khẩu ôtô bị ngành tài chính, hải quan ra các quyết định khởi tố hoặc truy thu thuế. Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài 2 đơn vị này còn rất nhiều doanh nghiệp ôtô khác nằm trong “tầm ngắm”.
Nhập khẩu ôtô kỷ lục từ Thái Lan
Từ năm 2014, các loại ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan đã bắt đầu tăng mạnh. Nhưng đến năm 2016, lượng xe sản xuất tại quốc gia ASEAN này được nhập khẩu về Việt Nam mới thực sự tăng vọt lên mức kỷ lục.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan trong năm 2016 đạt 34.336 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch gần 641 triệu USD, tăng 9.217 chiếc về lượng và tăng hơn 200 triệu USD về giá trị so với năm 2015.
Các con số này đã chính thức đưa Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu ôtô vào thị trường Việt Nam nhiều nhất, thậm chí vượt xa các nước truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Theo lộ trình cắt giảm thuế tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước nội khối đã bắt đầu giảm xuống còn 30% kể từ ngày 1/1/2017. Với tỷ lệ giảm thuế khá lớn, dự báo kim ngạch nhập khẩu ôtô từ khu vực này trong năm nay sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đến năm 2018, mức thuế suất sẽ về 0% và được dự báo kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Thái Lan và Indonesia sẽ thực sự bùng nổ.
Kỷ lục bán hàng ôtô tại Việt Nam
Năm 2016, tổng sức mua ôtô trên thị trường đã chính thức thiết lập mức kỷ lục 304.427 chiếc, tăng 24% so với năm 2015. Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 182.347 chiếc, tăng 27%; phân khúc xe thương mại đạt 106.347 chiếc, tăng 25%; và phân khúc xe chuyên dụng đạt 15.733 chiếc, tăng 33%.
Đây là mức sản lượng bán hàng kỷ lục của thị trường ôtô Việt Nam đồng thời cũng là năm đầu tiên vượt qua mốc 300.000 chiếc.
Theo báo cáo của VAMA, tổng sản lượng bán hàng của các loại ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước đạt 228.964 chiếc, tăng đến 32% so với năm 2015. Trong khi đó, tổng lượng xe nhập khẩu (CBU) đạt 75.463 chiếc, tăng nhẹ 5%.
Điều này cho thấy sức mua tăng kỷ lục song không hoàn toàn nhờ giảm thuế, nhất là thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN, mà do nhu cầu thực tế của thị trường. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành ôtô. Bởi với sản lượng lớn, các doanh nghiệp sẽ tiến gần hơn đến khả năng tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành xe sản xuất trong nước để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khốc liệt với ôtô nhập khẩu ASEAN từ năm 2018.
Đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Bức tranh đa sắc thái của ngành ôtô Việt Nam năm 2016 được khai bút bằng một nét vẽ màu trầm. Ngay từ ngày đầu tiên của năm mới, Nghị định số 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2016, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu sẽ được tính theo cách mới. Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt bắt đầu được tính trên giá bán buôn của nhà nhập khẩu thay cho cách tính áp dụng trước đó là trên CIF + thuế nhập khẩu trước đây. Trong đó, giá bán buôn là giá bán ra của nhà nhập khẩu đến các đơn vị phân phối.
Điểm khác biệt của cách tính giá tính thuế mới là ngoài các loại thuế nhập khẩu, chi phí kho vận và nhất là bao gồm cả một phần lợi nhuận cùng các chi phí khác của nhà nhập khẩu. Với cách tính mới, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng lên đáng kể và mức tăng phụ thuộc vào khả năng “co kéo” cùng chiến lược kinh doanh của mỗi nhà nhập khẩu.
20 năm công nghiệp ôtô
Đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, năm 2016 không có sự kiện lớn nào thực sự đáng kể. Nhưng với nhiều hãng xe, năm 2016 lại đánh dấu chặng đường tròn 20 năm hình thành và phát triển.
Trong quãng thời gian từ năm 1995 đến 1996, lần lượt các liên doanh ôtô lớn được thành lập tại Việt Nam, như Toyota, Honda, Mercedes-Benz, VinaStar (Mitsubishi), Ford… Do đó, đây cũng có thể coi là thời điểm ngành công nghiệp ôtô Việt Nam chính thức hình thành.
Và bởi vậy, tròn 20 năm qua đi, năm 2016 cũng là thời điểm để nhìn lại, đánh giá những thành công và cả những thất bại của một ngành công nghiệp được coi là mũi nhọn và từng mang trên mình rất nhiều kỳ vọng.
20 năm, 2 bản chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô được ban hành với nhiều ưu đãi. Nếu bóc tách từng tiêu chí, từng mục tiêu cụ thể, có thể coi công nghiệp ôtô sau hai thập niên về cơ bản là thất bại. Song từ góc độ quản lý kinh tế, hay lao động - việc làm, phúc lợi xã hội hoặc cán cân xuất nhập khẩu xét từ mặt hàng “xa xỉ” này, nói là thất bại hoàn toàn cũng là bất công bằng.
Triển lãm xe máy đầu tiên tại Việt Nam
Đối với các ngành công nghiệp lớn trên thế giới, các kỳ triển lãm luôn là nơi thể hiện rõ nhất những thành công hay thất bại, là nơi để kích thích tiêu dùng qua những sản phẩm và công nghệ mới, là nơi để các doanh nghiệp tìm cơ hội giao thương, nhất là giữa các nhà sản xuất – lắp ráp (OEM) với hệ thống doanh nghiệp hỗ trợ, dịch vụ…
Hơn 10 năm trở lại đây, mỗi năm ngành ôtô Việt Nam đều có ít nhất một kỳ triển lãm lớn. Nhưng phải đến năm 2016, ngành công nghiệp xe máy và thị trường xe máy Việt Nam, dù nằm trong nhóm 4 ngành công nghiệp xe máy lớn nhất thế giới, cũng mới lần đầu tiên có một kỳ triển lãm riêng cho mình.
Dù chưa phải là một kỳ triển lãm đủ tầm với một thị trường lớn trên thế giới song đây cũng là một sự kiện đáng vui mừng. Thị trường xe máy Việt Nam được xem là đã bước vào ngưỡng bão hòa, nên đây cũng có thể coi là một cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng hơn con đường xuất khẩu.
Tăng mạnh thuế xe dung tích lớn
Ngày đầu năm, ôtô nhập khẩu bắt đầu phải chịu các tích thuế tiêu thụ đặc biệt mới gây bất lợi cho giá bán lẻ. Tròn 6 tháng sau, ngày 1/7/2016, mặt hàng ôtô nói chung tiếp tục được điều chỉnh cũng với sắc thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cụ thể, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới, các mức thuế suất bắt đầu được điều chỉnh theo hướng tách ra nhiều nhóm dựa trên dung tích xi-lanh động cơ. Có nhóm xe giữ nguyên mức thuế suất cũ, có nhóm xe dung tích nhỏ được giảm nhẹ thuế, nhưng đáng chú ý nhất là rất nhiều nhóm xe phải chịu các mức thuế tăng rất cao.
Chẳng hạn, các loại xe có dung tích xi-lanh từ trên 2.500 cm3 phải chịu mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới theo hướng tăng lên. Đáng chú ý là tỷ lệ tăng thuế suất lũy tiến theo dung tích xi-lanh động cơ và đỉnh điểm là mức thuế suất 150% đối với các loại xe dung tích trên 6.0 lít, vượt xa mức thuế suất cao nhất 60% áp dụng trước thời điểm 1/7/2016.
Các mức thuế suất mới, trong khi chỉ giúp các loại xe dung tích nhỏ dưới 2.0 lít giảm rất nhẹ thì các loại xe dung tích lớn phải chịu tăng giá chóng mặt. Cá biệt là vài loại siêu xe đã phải chịu tăng giá đến cả chục tỷ đồng, số tiền chênh lệch do tăng giá thậm chí đủ để người tiêu dùng đủ mua một chiếc siêu xe khác.
“Nóng” Thông tư 20
Ngày 12/5/2011, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 20/2011/TT-BCT trong đó quy định một số thủ tục bắt buộc đối với các nhà nhập khẩu ôtô nguyên chiếc. Thông tư 20 được xem như một “bộ lọc” để làm “sạch” thị trường ôtô nhập khẩu và do đó, rất được các doanh nghiệp ôtô chính hãng và phần đông người tiêu dùng ủng hộ.
Bởi với “bộ lọc” này, các doanh nghiệp buộc phải đáp ứng các tiêu chí của nhà sản xuất nước ngoài, phải có hệ thống bảo hành và sửa chữa đủ tiêu chuẩn và người tiêu dùng cũng được hưởng đầy đủ các dịch vụ sau bán hàng tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, với nhóm người tiêu dùng khác thì câu chuyện giá bán lại đáng quan tâm hơn; với nhóm các doanh nghiệp “không chính hãng”, Thông tư 20 lại là một rào cản khiến họ không thể tham gia nhập khẩu ôtô, như giai đoạn bùng nổ từ năm 2007-2009.
Và đó cũng chính là lý do để sau 5 năm có hiệu lực, khi Thông tư 20 vướng phải các quy định tại Luật Đầu tư, câu chuyện bỏ hay duy trì tinh thần của Thông tư 20 càng trở nên nóng bỏng.
Trong khi Bộ Công Thương muốn tiếp tục thì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) một mực đòi bãi bỏ; trong khi một nhóm doanh nghiệp vẫn coi đây là “cớ” để làm ăn tử tế thì nhóm khác, thậm chí căng băng-rôn phản đối chẳng khác nào biểu tình; trong khi một nhóm người tiêu dùng thích mua xe có bảo hành đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất thì nhóm khác, chỉ cần giá xe thấp hơn là đủ…
Xung đột nào cũng vậy, mỗi “nhóm lợi ích” đều có lý lẽ riêng của mình. Nhưng quan điểm của Chính phủ và một số cơ quan bộ, ngành là vẫn tiếp tục duy trì tinh thần của Thông tư 20 thông qua các văn bản pháp luật khác.
Triển lãm ôtô lớn nhất Việt Nam
Sau 3 năm về “chung một nhà” với Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) để cùng làm triển lãm, năm 2015, nhóm các doanh nghiệp ôtô nhập khẩu đã ra “ở riêng”. Một năm sau đó, nhóm doanh nghiệp này đã có kỳ triển lãm ôtô lớn nhất từ trước tới nay với tổng cộng 16 thương hiệu tham gia.
Đáng chú ý, tại kỳ triển lãm Vietnam International Motor Show 2016 (VIMS), bên cạnh đội ngũ chủ lực của nhóm nhà nhập khẩu còn có sự tham gia của một số thương hiệu thuộc VAMA. Đây là kỳ triển lãm thể hiện đầy đủ nhất diện mạo của ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam.
Theo đại diện ban tổ chức, lẽ ra quy mô của VIMS sẽ còn lớn hơn bởi trên thực tế, cả 2 nhóm doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu đều muốn làm chung triển lãm. Tuy nhiên, vướng mắc nằm ở cơ sở hạ tầng đã dẫn đến một thực tế khá trớ trêu. Trong khi kỳ triển lãm trẻ tuổi hơn có quy mô lớn nhất thì kỳ triển lãm truyền thống do VAMA tổ chức lại có quy mô nhỏ hơn rất nhiều khi phải chen chúc nhau ở nơi vốn không thể dành cho triển lãm ôtô là Trung tâm Triển lãm Quốc tế (I.C.E).
Thanh tra thuế một loạt nhà nhập khẩu
Đầu tháng 10/2016, Bộ Tài chính đã quyết định lập đoàn thanh tra đối với hoạt động nhập khẩu ôtô. Theo quyết định này, đoàn đã tiến hành thanh tra việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, công tác quản lý giám sát hải quan; thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động nhập khẩu xe ôtô tại Tổng cục Hải quan, các đơn vị trực thuộc và các cá nhân có liên quan trong giai đoạn từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 30/9/2016.
Qua công tác thanh tra, một số đơn vị nhập khẩu ôtô đã vướng vào một số vấn đề liên quan đến thuế, gian lận thương mại… Điển hình có trường hợp của nhà nhập khẩu BMW (Euro Auto) được cho là đã có nhiều sai phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động nhập khẩu. Thậm chí, tháng 12/2016, Tổng cục Hải quan đã ra quyết định số khởi tố vụ án buôn lậu xảy ra tại đơn vị này.
Hay như trường hợp của Tân Thành Đô, đơn vị nhập khẩu Land Rover và Jaguar, bị Cục Hải quan Tp.HCM ra quyết định ấn định và truy thu hơn 719 tỷ đồng tiền thuế sau khi kiểm tra và phát hiện các vấn đề về giá khai báo hải quan.
Hiện tại, các đơn vị này vẫn tiếp tục có những khiếu nại và giải trình về các vấn đề liên quan. Bản thân đại diện các đơn vị nhập khẩu vẫn cho rằng không hề có tình trạng gian lận thương mại. Trên thực tế, Euro Auto và Tân Thành Đô mới là 2 doanh nghiệp nhập khẩu ôtô bị ngành tài chính, hải quan ra các quyết định khởi tố hoặc truy thu thuế. Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài 2 đơn vị này còn rất nhiều doanh nghiệp ôtô khác nằm trong “tầm ngắm”.
Nhập khẩu ôtô kỷ lục từ Thái Lan
Từ năm 2014, các loại ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan đã bắt đầu tăng mạnh. Nhưng đến năm 2016, lượng xe sản xuất tại quốc gia ASEAN này được nhập khẩu về Việt Nam mới thực sự tăng vọt lên mức kỷ lục.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan trong năm 2016 đạt 34.336 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch gần 641 triệu USD, tăng 9.217 chiếc về lượng và tăng hơn 200 triệu USD về giá trị so với năm 2015.
Các con số này đã chính thức đưa Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu ôtô vào thị trường Việt Nam nhiều nhất, thậm chí vượt xa các nước truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Theo lộ trình cắt giảm thuế tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước nội khối đã bắt đầu giảm xuống còn 30% kể từ ngày 1/1/2017. Với tỷ lệ giảm thuế khá lớn, dự báo kim ngạch nhập khẩu ôtô từ khu vực này trong năm nay sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đến năm 2018, mức thuế suất sẽ về 0% và được dự báo kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Thái Lan và Indonesia sẽ thực sự bùng nổ.
Kỷ lục bán hàng ôtô tại Việt Nam
Năm 2016, tổng sức mua ôtô trên thị trường đã chính thức thiết lập mức kỷ lục 304.427 chiếc, tăng 24% so với năm 2015. Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 182.347 chiếc, tăng 27%; phân khúc xe thương mại đạt 106.347 chiếc, tăng 25%; và phân khúc xe chuyên dụng đạt 15.733 chiếc, tăng 33%.
Đây là mức sản lượng bán hàng kỷ lục của thị trường ôtô Việt Nam đồng thời cũng là năm đầu tiên vượt qua mốc 300.000 chiếc.
Theo báo cáo của VAMA, tổng sản lượng bán hàng của các loại ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước đạt 228.964 chiếc, tăng đến 32% so với năm 2015. Trong khi đó, tổng lượng xe nhập khẩu (CBU) đạt 75.463 chiếc, tăng nhẹ 5%.
Điều này cho thấy sức mua tăng kỷ lục song không hoàn toàn nhờ giảm thuế, nhất là thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN, mà do nhu cầu thực tế của thị trường. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành ôtô. Bởi với sản lượng lớn, các doanh nghiệp sẽ tiến gần hơn đến khả năng tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành xe sản xuất trong nước để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khốc liệt với ôtô nhập khẩu ASEAN từ năm 2018.