Các nhà sản xuất ô tô kiếm tiền thế nào trong khi sản xuất ít ô tô hơn?

Khôi Nguyên
Có một thực tế không phải ai cũng biết đó là các nhà sản xuất ô tô đang chế tạo ít ô tô hơn trong khi họ lại kiếm được nhiều tiền hơn.
Porsche đã tăng doanh số bán hàng lên tới 10% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2021. Ảnh: Getty Images.
Porsche đã tăng doanh số bán hàng lên tới 10% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2021. Ảnh: Getty Images.

Vào năm 2021, 16 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đã tăng lợi nhuận 168% so với cùng kỳ năm ngoái từ 50 tỷ Euro lên mức kỷ lục 134 tỷ Euro, mặc dù doanh số bán hàng chỉ tăng 1,2% so với mức kém lịch sử năm 2020.

Xu hướng đó đang tiếp tục diễn ra trong năm nay, với việc các nhà sản xuất ô tô tăng lợi nhuận lên 19% trong quý đầu tiên. Đây là một kỷ lục trong giai đoạn này. Trong khi đó doanh số bán hàng tổng thể giảm 11%.

Matthias Heck, một nhà phân tích ô tô tại Moody's cho biết: “Các nhà sản xuất ô tô hiện đang không theo kịp sản xuất, vì vậy các mẫu xe cao cấp đang được ưu tiên hơn vì tỷ suất lợi nhuận của chúng cao hơn”.

Chiến lược này có ý nghĩa kinh tế bởi các hãng đặt bài toán tại sao lại lãng phí các thành phần quý giá để tạo ra những chiếc ô tô giá rẻ với tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn là đưa chúng thành một mẫu xe sang cao cấp? Nhưng nó đang tạo ra những lo lắng về khí hậu và môi trường khi những mẫu xe hạng nặng như SUV đang phát thải cao hơn những chiếc xe nhỏ hơn.

Cũng có lo ngại về việc các nhà sản xuất ô tô đang ưa chuộng các loại xe điện sang trọng hơn là xe điện ít lợi nhuận hơn và rẻ hơn cũng có lượng khí thải carbon thấp hơn.

Tập đoàn Volkswagen đã tăng 75% lợi nhuận trong năm 2021 lên hơn 15 tỷ euro, trong khi doanh số bán hàng giảm 600.000 chiếc. Nhà sản xuất ô tô ưu tiên phân bổ chip và sản xuất cho các dòng xe cao cấp có tỷ suất lợi nhuận cao từ Porsche và Audi trong khi bỏ qua các thương hiệu Skoda và Seat rẻ hơn của mình.

Porsche đã thúc đẩy doanh số bán hàng lên tới 10% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử bán được hơn 300.000 xe ô tô và là tập đoàn có lợi nhuận cao nhất trong tập đoàn VW, tạo ra 5 tỷ Euro lợi nhuận. Ngược lại, doanh số năm 2021 của thương hiệu Seat đã giảm 2% xuống còn khoảng 390.000 chiếc, trong khi sản lượng của Skoda giảm gần 15% xuống khoảng 800.000 chiếc.

Tập đoàn Renault của Pháp cũng đang sử dụng chiến lược tương tự. Sau khi lỗ khoảng 8 tỷ euro vào năm 2020, CEO Luca de Meo đã công bố cái mà ông gọi là "Renaulution" vào đầu năm 2021, nghĩa là "chuyển toàn bộ công ty từ khối lượng sang giá trị”. Kết quả là, nhà sản xuất ô tô đã tăng lợi nhuận năm 2021 lên khoảng 9 tỷ Euro, mặc dù doanh số bán hàng giảm 4,5%.

Các hãng cũng có sự thay đổi chiến lược lâu dài, bất chấp dự đoán rằng tình trạng thiếu chip sẽ giảm bớt vào năm tới.

“Chúng tôi kỳ vọng sẽ chứng kiến ​​sự phục hồi trong nửa cuối năm, nhưng chúng tôi sẽ không thấy tình hình bình thường trong năm nay”, Heck nói.

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu muốn giảm sự phụ thuộc vào chip từ châu Á và một số nhà sản xuất đã công bố kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất chip của riêng họ, nhưng sẽ mất nhiều năm trước khi chúng đi vào hoạt động.

Có nhiều chip hơn và sản xuất thay thế bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine không đảm bảo sự trở lại của những chiếc xe rẻ hơn và nhỏ hơn.

Vào tháng 5, Mercedes-Benz đã công bố kế hoạch thay đổi dòng sản phẩm và tập trung chủ yếu vào sản xuất xe hơi hạng sang. 3/4 khoản đầu tư của công ty là dành cho xe hơi hạng sang, trong khi các mẫu xe nhỏ gọn như A- và B- Class đang bị loại bỏ.

Thương hiệu Audi cũng đang đi theo hướng tương tự. Giám đốc Audi, Markus Duesmann, nói với tờ Frankfurter Allgemeine vào tháng 5 rằng hãng sẽ hạn chế sản xuất các mẫu xe cấp thấp hơn và "tập trung vào những gì chúng tôi làm tốt nhất là xe cao cấp”.

Theo Moody's, phân khúc xe cao cấp sẽ vượt trội so với thị trường xe hơi nói chung trong trung và dài hạn, tăng trưởng nhanh hơn khoảng 1% mỗi năm. Mặc dù thị trường xe hơi tăng giá, nhu cầu không bị áp lực và sổ đặt hàng của các nhà sản xuất đã đầy.

Nhà phân tích Peter Fuß của EY cho hay: “Bất chấp tất cả các cuộc khủng hoảng địa chính trị hiện nay, ngày càng có nhiều người giàu có muốn tự thưởng cho mình một điều gì đó đặc biệt”.

Tuy nhiên, chiến lược xa xỉ gây ra rủi ro về môi trường, Marion Tiemann, một chuyên gia về di chuyển tại Greenpeace cảnh báo.

“Các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách bán nhiều xe sang hơn trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu, nguồn lực khan hiếm và cung cấp quá mức so với ranh giới hành tinh là một phần của vấn đề, không phải là giải pháp”, Marion Tiemann nói.

Cô lập luận rằng chiến lược này không chỉ làm cho việc sử dụng tài nguyên thiếu trách nhiệm mà còn làm trì hoãn sự chuyển dịch cần thiết từ xe chạy động cơ đốt trong sang xe điện, đồng thời cho biết thêm rằng nó cũng đang làm lệch hướng thị trường xe điện sang các mẫu xe sang.

Theo Tiemann, khối pin khoảng 800 kg được sử dụng trong chiếc SUV điện e-tron sang trọng của Audi có thể được chia nhỏ để cung cấp năng lượng cho ba chiếc xe điện nhỏ.

Tin mới

Cơ hội tiếp cận xuyên biên giới của doanh nghiệp ngành ô tô Việt

Cơ hội tiếp cận xuyên biên giới của doanh nghiệp ngành ô tô Việt

Trong xu thế hội nhập mới, để khai thác tiềm năng xuất khẩu toàn cầu việc, tận dụng công nghệ số và các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới là vấn đề đang được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành ô tô nói riêng tập trung khai thác. Việc ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trước các cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ra mắt robotaxi, Musk tiếp tục “hứa” khiến cổ phiếu Tesla sụt giảm

Ra mắt robotaxi, Musk tiếp tục “hứa” khiến cổ phiếu Tesla sụt giảm

Elon Musk đã tự đưa ra cho mình một danh sách việc cần làm vào ngày ra mắt robotaxi không người lái được mong đợi từ lâu. Vấn đề đáng nói là sau hàng loạt thông báo của ông trong bài thuyết trình dài 20 phút thiếu các chi tiết thực tế, khiến cổ phiếu của Tesla cùng ngày đóng cửa giảm gần 9% ở mức 217,80 USD vào thứ Sáu cuối tuần qua.
Top 10 xe bán chạy nhất tháng 9/2024: Xpander bất ngờ trở lại ngôi đầu

Top 10 xe bán chạy nhất tháng 9/2024: Xpander bất ngờ trở lại ngôi đầu

Với chính sách ưu đãi trước bạ cho xe trong nước 50% trong 3 tháng cuối năm, tháng 9 vừa qua doanh số toàn thị trường đã khởi sắc ấn tượng. Trong xu hướng đó, Mitsubishi Xpander là cái tên có mức tăng trưởng ấn tượng nhất khi đánh bại Xforce để đòi lại ngôi đầu sau một số tháng trầm lắng.