Chiếc xe hơi và ngày Tết
Lệ thường, hẳn là những chiếc xe hơi chẳng có quan hệ gì mật thiết với những ngày Tết
Lệ thường, hẳn là những chiếc xe hơi chẳng có quan hệ gì mật thiết với những ngày Tết.
Ấy vậy mà bây giờ, mỗi dịp Tết đến, xuân về, chuyện về những chiếc xe hơi lại được kể, được bàn nhiều đến nỗi… lộn xộn, lung bung và đầy cảm xúc.
Khi những chiếc xe hơi đã trở thành thứ phương tiện giao thông cao cấp với nhiều người và xa xỉ đối với mức sống bình quân của xã hội, thì việc chúng được để tâm đặc biệt ngẫm ra chẳng có gì là quá đặc biệt.
“Ba ngày xuân đi khoe xóm giềng”
Người già hay kể chuyện “ngày xửa ngày xưa” để hồi tưởng hay để răn dạy con cháu. Bây giờ, lớp trẻ cũng bắt đầu thích những câu chuyện theo kiểu hoài cổ ấy, nhất là lứa tuổi đã từng được theo mẹ đi xếp hàng với tờ tem phiếu. Cũng chỉ đôi ba chục năm, dù không quá xa xôi, nhưng bao nhiêu thứ đã đổi thay đi nhiều.
Những năm 1980, chuyện ăn no, mặc ấm vẫn chưa bị đẩy vào dĩ vãng thì những đứa trẻ quả thực rất mong đến Tết để được diện quần áo mới. Có được một bộ cánh mới “để ba ngày xuân đi khoe xóm giềng” quả là chẳng còn gì bằng.
Cứ một thời đoạn đi qua thì sự mong ngóng ngày Tết của mỗi người cũng khác. Qua thời “áo mới”, bọn trẻ lớn lên lại mong có được chiếc xe đạp, xe máy và giờ thì… xa xỉ hơn, thời thượng hơn, là ước hoặc làm mọi cách để có được chiếc xe hơi vi vu trong những ngày Tết.
Nhiều người mong có xe hơi để “diện” cho bằng bầu bằng bạn, cho mình được sang hơn hoặc ít nhất ngang bằng thiên hạ; hay cũng có những người tìm mọi cách có xe chỉ để khoe mẽ; lại có nhiều người mong xe để Tết năm nay lỡ có nắng mưa thấp thỏm cũng không phải co ro trên xe máy, không phải chen chúc trên những chuyến xe đò, tàu khách, không phải “xé lẻ” gia đình trong những chuyến thăm viếng, du xuân, lễ lạt.
Lý do nào cũng là chính đáng. Vậy nên trong nhiều cái Tết gần đây, những người giàu có, khá giả thì săn mua xe bằng được trước khi ông Công, ông Táo chầu Trời; những người đã gọi là có đồng ăn, đồng để thì tìm thuê những chiếc xe để sử dụng trong vài ngày. Để rồi, những chiếc xe hơi và ngày Tết đang ngày càng được quan tâm nhiều, thậm chí có những lúc những nơi là quá mức.
Vui buồn xe hơi ngày Tết
Còn nhớ cuối năm 2007, thị trường xe hơi bỗng trở nên xôn xao hơn hẳn. Càng những ngày giáp Tết, thị trường càng náo loạn.
Xưa nay chúng ta thường thấy cảnh tranh mua, tranh bán với thịt thà, tôm cá chứ mấy ai nghĩ những chiếc xe hơi cũng tranh bán, tranh mua. Giá xe bị kêu đắt là thế, chất lượng xe lắp ráp trong nước bị kêu tồi là thế, ấy vậy mà người mua vẫn níu kéo, năn nỉ còn kẻ bán thì vừa bán vừa la vẫn đắt hàng. Nghĩ cho cùng thì cũng vì tâm lý tranh thủ lấy xe để đi Tết, tranh thủ “nói thách” để kiếm một món tiền cho cái Tết xôm tụ hơn.
Nhiều người phải đem tiền đút lót cho các “saleman” ít là vài trăm “đô”, nhiều là vài nghìn “đô” chỉ để được bỏ tiền mua xe. Rồi thì có những người còn rơi vào cảnh mất hàng trăm triệu để mua họa vào thân như chuyện xảy ra ở một công ty phân phối ôtô Toyota tại Hà Nội.
Song, cũng nhờ dịp Tết với nhu cầu mua xe đột biến mà đầu năm 2009 dương lịch, các nhà cung cấp xe hơi đã có một cuộc bứt phá ngoạn mục về doanh số bán hàng, thậm chí gấp đôi bình thường.
Trong tình cảnh ứ đọng xe lớn, doanh số sụt giảm nghiêm trọng, nhà máy phải cắt giảm nhân công, vốn liếng bị “giam” lại… thì quả thực doanh số của tháng 12/2008 và nửa đầu tháng 1/2009 tăng đột biến so với bình thường chính là một món quà mà những ngày Tết đem lại. Đó hẳn là một câu chuyện vui để “nhâm nhi” trong những ngày ăn chơi nhàn nhã.
Cách Tết chẵn một tuần, cậu em đang có công ty cho thuê xe hơi gọi điện thông báo “lại cháy xe rồi anh ạ!”. Kỳ thực thì Tết năm nào cũng vậy, dịch vụ cho thuê xe tự lái đều “cháy” cả. Ngẫm thấy đó rõ là chuyện vui của người kinh doanh. Nhưng câu chuyện của chàng doanh nhân trẻ này lại “xoáy” vào một góc khuất khác mà bản thân cậu nhiều ngày liền phải khô môi vì thanh minh với họ hàng, bè bạn.
- Đấy anh ạ, tiếng là thân quen máu mủ nhưng nào có mấy ai chịu thông cảm cho dân kinh doanh bọn em đâu. Cách Tết một tháng khách hàng đã dồn dập đăng ký thuê xe dài ngày, có khi thuê từ hăm nhăm tháng Chạp cho đến qua rằm tháng Giêng, giá xe thì buộc phải cao gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường. Khách thuê thì bọn em cho thuê và đã hết xe từ rất sớm.
- Sướng nhất cậu còn gì, sao lại phải kêu?
- Ôi anh ơi, hôm qua ông anh con nhà bác họ vừa gọi điện bảo lấy một cái xe đi mấy ngày Tết. Em bảo bọn em hết sạch xe từ mấy ngày nay rồi, khách đặt trước hết rồi. Anh ấy lại phân tích này nọ, nào là chỗ máu mủ ruột rà mới cần chú lúc này, nào là chú phải tìm mọi cách giúp anh một cái xe nhưng đừng đắt quá để anh đi Tết, đưa các cụ thăm thú, lễ lạt nọ kia. Em phân bua một hồi, anh ấy buông một câu làm em nản hết cả lòng. Đại thể là em sợ cho người quen thuê thì giá thấp, sợ lỡ có xảy ra va chạm, xước xát xe cộ lại khó ăn khó nói nên tìm lý do từ chối… Mệt quá anh ạ!
Vài câu chuyện có chút vui, chút buồn kể trong những ngày đầu xuân năm mới như vậy cũng mong giống như ly rượu nồng nhâm nhi ngày Tết. Một năm đi qua và một năm mới tiếp bước, những câu chuyện kể vừa là chút hoài cổ, vừa là mấy cái cớ nho nhỏ để kỳ vọng cho một năm mới sung túc hơn, thịnh vượng hơn.
Ấy vậy mà bây giờ, mỗi dịp Tết đến, xuân về, chuyện về những chiếc xe hơi lại được kể, được bàn nhiều đến nỗi… lộn xộn, lung bung và đầy cảm xúc.
Khi những chiếc xe hơi đã trở thành thứ phương tiện giao thông cao cấp với nhiều người và xa xỉ đối với mức sống bình quân của xã hội, thì việc chúng được để tâm đặc biệt ngẫm ra chẳng có gì là quá đặc biệt.
“Ba ngày xuân đi khoe xóm giềng”
Người già hay kể chuyện “ngày xửa ngày xưa” để hồi tưởng hay để răn dạy con cháu. Bây giờ, lớp trẻ cũng bắt đầu thích những câu chuyện theo kiểu hoài cổ ấy, nhất là lứa tuổi đã từng được theo mẹ đi xếp hàng với tờ tem phiếu. Cũng chỉ đôi ba chục năm, dù không quá xa xôi, nhưng bao nhiêu thứ đã đổi thay đi nhiều.
Những năm 1980, chuyện ăn no, mặc ấm vẫn chưa bị đẩy vào dĩ vãng thì những đứa trẻ quả thực rất mong đến Tết để được diện quần áo mới. Có được một bộ cánh mới “để ba ngày xuân đi khoe xóm giềng” quả là chẳng còn gì bằng.
Cứ một thời đoạn đi qua thì sự mong ngóng ngày Tết của mỗi người cũng khác. Qua thời “áo mới”, bọn trẻ lớn lên lại mong có được chiếc xe đạp, xe máy và giờ thì… xa xỉ hơn, thời thượng hơn, là ước hoặc làm mọi cách để có được chiếc xe hơi vi vu trong những ngày Tết.
Nhiều người mong có xe hơi để “diện” cho bằng bầu bằng bạn, cho mình được sang hơn hoặc ít nhất ngang bằng thiên hạ; hay cũng có những người tìm mọi cách có xe chỉ để khoe mẽ; lại có nhiều người mong xe để Tết năm nay lỡ có nắng mưa thấp thỏm cũng không phải co ro trên xe máy, không phải chen chúc trên những chuyến xe đò, tàu khách, không phải “xé lẻ” gia đình trong những chuyến thăm viếng, du xuân, lễ lạt.
Lý do nào cũng là chính đáng. Vậy nên trong nhiều cái Tết gần đây, những người giàu có, khá giả thì săn mua xe bằng được trước khi ông Công, ông Táo chầu Trời; những người đã gọi là có đồng ăn, đồng để thì tìm thuê những chiếc xe để sử dụng trong vài ngày. Để rồi, những chiếc xe hơi và ngày Tết đang ngày càng được quan tâm nhiều, thậm chí có những lúc những nơi là quá mức.
Vui buồn xe hơi ngày Tết
Còn nhớ cuối năm 2007, thị trường xe hơi bỗng trở nên xôn xao hơn hẳn. Càng những ngày giáp Tết, thị trường càng náo loạn.
Xưa nay chúng ta thường thấy cảnh tranh mua, tranh bán với thịt thà, tôm cá chứ mấy ai nghĩ những chiếc xe hơi cũng tranh bán, tranh mua. Giá xe bị kêu đắt là thế, chất lượng xe lắp ráp trong nước bị kêu tồi là thế, ấy vậy mà người mua vẫn níu kéo, năn nỉ còn kẻ bán thì vừa bán vừa la vẫn đắt hàng. Nghĩ cho cùng thì cũng vì tâm lý tranh thủ lấy xe để đi Tết, tranh thủ “nói thách” để kiếm một món tiền cho cái Tết xôm tụ hơn.
Nhiều người phải đem tiền đút lót cho các “saleman” ít là vài trăm “đô”, nhiều là vài nghìn “đô” chỉ để được bỏ tiền mua xe. Rồi thì có những người còn rơi vào cảnh mất hàng trăm triệu để mua họa vào thân như chuyện xảy ra ở một công ty phân phối ôtô Toyota tại Hà Nội.
Song, cũng nhờ dịp Tết với nhu cầu mua xe đột biến mà đầu năm 2009 dương lịch, các nhà cung cấp xe hơi đã có một cuộc bứt phá ngoạn mục về doanh số bán hàng, thậm chí gấp đôi bình thường.
Trong tình cảnh ứ đọng xe lớn, doanh số sụt giảm nghiêm trọng, nhà máy phải cắt giảm nhân công, vốn liếng bị “giam” lại… thì quả thực doanh số của tháng 12/2008 và nửa đầu tháng 1/2009 tăng đột biến so với bình thường chính là một món quà mà những ngày Tết đem lại. Đó hẳn là một câu chuyện vui để “nhâm nhi” trong những ngày ăn chơi nhàn nhã.
Cách Tết chẵn một tuần, cậu em đang có công ty cho thuê xe hơi gọi điện thông báo “lại cháy xe rồi anh ạ!”. Kỳ thực thì Tết năm nào cũng vậy, dịch vụ cho thuê xe tự lái đều “cháy” cả. Ngẫm thấy đó rõ là chuyện vui của người kinh doanh. Nhưng câu chuyện của chàng doanh nhân trẻ này lại “xoáy” vào một góc khuất khác mà bản thân cậu nhiều ngày liền phải khô môi vì thanh minh với họ hàng, bè bạn.
- Đấy anh ạ, tiếng là thân quen máu mủ nhưng nào có mấy ai chịu thông cảm cho dân kinh doanh bọn em đâu. Cách Tết một tháng khách hàng đã dồn dập đăng ký thuê xe dài ngày, có khi thuê từ hăm nhăm tháng Chạp cho đến qua rằm tháng Giêng, giá xe thì buộc phải cao gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường. Khách thuê thì bọn em cho thuê và đã hết xe từ rất sớm.
- Sướng nhất cậu còn gì, sao lại phải kêu?
- Ôi anh ơi, hôm qua ông anh con nhà bác họ vừa gọi điện bảo lấy một cái xe đi mấy ngày Tết. Em bảo bọn em hết sạch xe từ mấy ngày nay rồi, khách đặt trước hết rồi. Anh ấy lại phân tích này nọ, nào là chỗ máu mủ ruột rà mới cần chú lúc này, nào là chú phải tìm mọi cách giúp anh một cái xe nhưng đừng đắt quá để anh đi Tết, đưa các cụ thăm thú, lễ lạt nọ kia. Em phân bua một hồi, anh ấy buông một câu làm em nản hết cả lòng. Đại thể là em sợ cho người quen thuê thì giá thấp, sợ lỡ có xảy ra va chạm, xước xát xe cộ lại khó ăn khó nói nên tìm lý do từ chối… Mệt quá anh ạ!
Vài câu chuyện có chút vui, chút buồn kể trong những ngày đầu xuân năm mới như vậy cũng mong giống như ly rượu nồng nhâm nhi ngày Tết. Một năm đi qua và một năm mới tiếp bước, những câu chuyện kể vừa là chút hoài cổ, vừa là mấy cái cớ nho nhỏ để kỳ vọng cho một năm mới sung túc hơn, thịnh vượng hơn.