Chiến lược nâng tầm ảnh hưởng toàn cầu của “gã khổng lồ” ô tô Trung Quốc
“Gã khổng lồ” ngành ô tô tỷ dân
Khi còn là một cậu bé lớn lên ở vùng nông thôn Trung Quốc, Li Shufu đã bị mê hoặc bởi những chiếc ô tô. Được sinh ra ở một vùng đất thuần nông ở tỉnh Chiết Giang, đông nam Trung Quốc, Li bắt đầu chế tạo những chiếc ô tô mô hình đầu tiên khi mới 8 tuổi. Sở thích thời thơ ấu đó đã là tiền đề đầu tiên mang đến thành công như ngày hôm nay của người sáng lập kiêm chủ tịch của một trong những hãng sản xuất ô tô quan trọng nhất Trung Quốc mang tên Geely.
Ngay từ khi mới thành lập Geely, Li đã có một mục tiêu thậm chí còn tham vọng hơn rất nhiều đó là biến Geely thành một thế lực trong ngành công nghiệp ô tô, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới.
Hiện thực hoá giấc mơ toàn cầu, trong khi những gã khổng lồ Detroit như General Motors (GM) đang mất hàng tỷ USD, cắt giảm việc làm và đóng cửa nhà máy, Geely đã tận dụng lợi thế từ sự tăng trưởng vững chắc tại thị trường nội địa, thị trường lớn thứ hai thế giới, để mở rộng sang các thị trường mới.
Từ một hãng sản xuất ô tô nhỏ bé, đến nay Geely đã trở thành 1 trong 10 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đầu tiên đạt mốc 10 triệu xe bán ra, hiện tại đạt tổng cộng hơn 16 triệu khách hàng trên hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Geely cũng là nhà sản xuất ô tô Châu Á đầu tiên trở thành thành viên Hiệp hội ô tô thế giới IATF (2021).
Từ năm 2012, Geely Holding đã được xếp hạng trong danh sách Fortune Global 500 trong 13 năm liên tiếp (xếp hạng 185 vào năm 2024, tăng 40 bậc so với năm 2023) với tổng tài sản hơn 70 tỷ USD (510 tỷ NDT) và hơn 140.000 nhân viên toàn cầu. Geely Holding được xếp hạng trong Top 10 Thương hiệu danh mục ô tô có giá trị nhất năm 2022 của Brand Finance — là tập đoàn ô tô Trung Quốc duy nhất có mặt trong danh sách.
Có trụ sở chính tại Hàng Châu, Geely Holding hiện sở hữu và quản lý một số thương hiệu: Geely Auto, Lynk & Co, ZEEKR, Volvo Cars, Polestar, Lotus, London Electric Vehicle Company, Farizon, RADAR và Cao Cao Mobility, cùng các thương hiệu khác đang định vị thương hiệu và tích cực tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường. Geely Auto là thương hiệu ô tô đầu tiên của Tập đoàn Geely, được xuất xưởng lần đầu vào năm 1998, hiện đang chiếm gần 1 nửa doanh số toàn tập đoàn Geely.
Geely Holding còn được biết đến là công ty mẹ của hãng xe an toàn nhất thế giới Volvo, là cổ đông lớn của thương hiệu xe 120 năm tuổi Mercedes-Benz, đồng thời Geely đầu tư vào hàng loạt thương hiệu danh tiếng toàn cầu như Aston Martin – thương hiệu xe thể thao hạng sang, Lotus – hãng siêu xe giá trị nhất nước Anh, Polestar – thương hiệu xe điện sang trọng, liên doanh xe Smart cùng Mercedes Benz.
Chiến lược nâng tầm trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Tại thị trường Trung Quốc, Geely đã thành công phần lớn nhờ giữ chi phí ở mức thấp và cung cấp những chiếc xe giá cả phải chăng nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, công thức chiến thắng của Geely đang chịu áp lực tại quê nhà. Người mua ô tô Trung Quốc ngày càng trở nên chịu chi hơn, đồi hỏi các mẫu xe cao cấp hơn.
Với Geely, việc thâm nhập các thị trường lớn trên thế giới là một bài toán dài hạn hơn nhiều so với thị trường trong nước. Để thực hiện việc nâng tầm ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Geely đã không ngừng giành được quyền sở hữu toàn bộ hoặc mua lại cổ phần của các OEM trong ngành ô tô hoặc tài sản liên quan đến ô tô đang gặp khó khăn, bơm vốn để bắt đầu quá trình chuyển đổi của họ. Các mục tiêu chủ yếu đặt tại Châu Âu và ở mức độ thấp hơn là Châu Á.
Động thái đáng chú ý đầu tiên của Geely trong hành trình nâng tầm ảnh hưởng ra thế giới trong suốt chặng đường phát triển là thương vụ mua lại Volvo Cars từ Ford vào năm 2010 với giá 1,8 tỷ USD.
Ba năm sau bước tiến lớn đầu tiên này, Geely tiếp tục mua lại London Taxi Company, nhà sản xuất taxi truyền thống của London. Cùng năm đó, Geely đã mua 49,9% Proton, OEM của Malaysia, cũng như 100% Terrafugia có trụ sở tại Mỹ, công ty đã nghiên cứu ô tô bay từ năm 2006. Đây là lần đầu tiên Geely tham gia vào lĩnh vực di chuyển trên không, một lĩnh vực mà công ty hiện đang có kế hoạch đóng vai trò chủ chốt. Năm 2021, Geely đã công bố liên doanh với Volocopter của Đức để giới thiệu dịch vụ di chuyển trên không khu vực đô thị tại Trung Quốc.
Dưới sự điều hành của Li Shufu, Geely đã có một bước tiến lớn khác vào năm 2018. Công ty tiết lộ đã mua 7,3 tỷ euro với 9,7% cổ phần của Daimler, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty. Thương vụ này Geely đã duy trì vị thế tương tự tại cả Mercedes-Benz và Daimler Trucks sau khi công ty Đức này chia tách hoạt động, mang đến cho các OEM đầy tham vọng này vị thế chiến lược thứ hai trong số các hãng xe tải hạng nặng toàn cầu.
Năm 2022, Renault tuyên bố sẽ bán 34% cổ phần tại Renault Korea Motors cho Geely. Đơn vị sản xuất có trụ sở tại Pusan, vốn đã hoạt động dưới công suất đáng kể trong nhiều năm, có thể được Geely sử dụng để xuất khẩu xe miễn thuế sang Mỹ cũng như thâm nhập vào thị trường địa phương.
Sau đó Geely tiếp tục mua lại 7,6% cổ phần tại Aston Martin của Anh. Đáng chú ý là nhà sản xuất ô tô thể thao của Anh này lấy nguồn cung cấp hệ thống truyền động, hệ thống thông tin giải trí và nhiều thứ khác từ Mercedes-Benz, một OEM khác trong hệ sinh thái toàn cầu của Geely.
Cho đến nay, hàng loạt các danh mục thương hiệu, nền tảng, hệ thống truyền động, địa điểm sản xuất rộng lớn mà Geely dưới sự điều hành của Li Shufu đã tạo ra trên toàn cầu tạo ra tiềm năng đáng kể để mang lại hiệu quả về kỹ thuật, chuỗi cung ứng, sản xuất và phân phối mà tập đoàn này dường như chỉ mới bắt đầu khai thác.
Sự mở rộng đáng kể trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Geely cho thấy tham vọng rất lớn của công ty đối với chiến lược toàn cầu hóa đã được hiện thực hoá. Đặc biệt, “gã khổng lồ” ngành ô tô của Trung Quốc Geely tiếp tục nhấn mạnh cách tiếp cận “mở rộng giá trị cao toàn cầu”, tập trung cải thiện sự hiện diện quốc tế thông qua các tiến bộ trong phát triển sản phẩm, chất lượng dịch vụ, mở rộng kênh phân phối và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Bên cạnh việc thực hiện các thương vụ M&A và hợp tác với các thương hiệu lớn trên toàn cầu, Geely đã đầu tư hơn 20 tỷ USD (140 tỷ NDT) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ kỹ thuật ô tô.
Geely Holding đã thành lập các trung tâm R&D và thiết kế trên toàn cầu tại Thượng Hải, Hàng Châu, Ninh Ba, Gothenburg, Coventry, California, Frankfurt, v.v…, với hơn 30.000 nhân viên R&D và thiết kế và hơn 32.000 bằng sáng chế đổi mới. Tập đoàn đã phát triển 4 nền tảng khung gầm cốt lõi (BMA, CMA, SPA-L và SEA) để hỗ trợ danh mục sản phẩm đa dạng và đáp ứng nhu cầu của các thị trường quốc tế.
Cho đến năm 2024, Geely đã liên tục làm phong phú danh mục sản phẩm quốc tế. Tính đến cuối tháng 10/2024, Geely Auto đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, thiết lập hơn 800 điểm bán hàng và dịch vụ. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Geely Auto bao phủ các khu vực châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh, châu Á - Thái Bình Dương và nhiều khu vực khác. Với việc không ngừng cải thiện danh mục sản phẩm chủ lực, năng lực cạnh tranh sản phẩm của Geely tiếp tục được nâng cao.
Năm 2024 là một năm then chốt cho sự phát triển của Geely tại các thị trường quốc tế, với mục tiêu xuất khẩu hàng năm tăng từ 330.000 lên 380.000 chiếc.
Trong 11 tháng đầu năm, Geely Auto đã gần đạt kế hoạch năm khi đã xuất khẩu 379.396 chiếc, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tương lai gần, Geely Auto sẽ tiếp tục tập trung vào phân khúc thị trường, đổi mới sản phẩm, trẻ hóa thương hiệu và nâng cao chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững và chất lượng cao tại thị trường quốc tế.
Tại khu vực Đông Nam Á, Geely đã có những hợp tác rất cụ thể với các doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô tại Malaysia và Việt Nam.
Tại Malaysia, Geely đã đầu tư chiến lược vào PROTON, nhà sản xuất ô tô quốc gia, thông qua việc nắm giữ cổ phần lớn và hợp tác toàn diện. Sự hợp tác này không chỉ giúp Proton cải thiện đáng kể về công nghệ và quản lý, mà còn giúp Geely tận dụng mạng lưới và uy tín của Proton để mở rộng tại khu vực ASEAN.
Còn tại Việt Nam, Geely đã thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ thông qua hợp tác chiến lược với Tasco, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối ô tô và cơ sở hạ tầng giao thông thông minh. Hai bên đã ký kết hợp đồng liên doanh nhằm sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng xe của Geely tại thị trường Việt Nam. Sự hợp tác này không chỉ giúp Geely đưa các sản phẩm tiên tiến, đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam mà còn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nội địa. Bên cạnh đó, việc tận dụng các lợi thế từ mạng lưới phân phối rộng lớn của Tasco và các cơ hội xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia đã mở ra tiềm năng to lớn cho Geely trong khu vực Đông Nam Á.
Chiến lược “Smart Geely 2025” mà Geely công bố vào năm 2021 được cho sẽ tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu của Geely Auto Group trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Mục tiêu doanh số của Geely không chỉ giới hạn ở Trung Quốc – đến năm 2025, tập đoàn này đặt mục tiêu đạt hơn 600.000 xe bán ra ở thị trường quốc tế.
Với những gì đã đạt được, tỷ phú Trung Quốc, chủ tịch của Geely, Li Shufu đã làm rung chuyển ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu với một loạt các thỏa thuận với các nhà sản xuất ô tô truyền thống, danh giá của châu Âu, biến Tập đoàn Zhejiang Geely Holding Group Co. của ông trở thành một thế lực toàn cầu đáng gờm và trong kế hoạch dài hạn cho tương lai, hãng sẽ tiếp tục đầu tư vào Big Tech.