Chuyển đổi sang xe điện và bài toán cải cách trong ngành giao thông Việt Nam

Lê Vũ
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) đánh giá quá trình chuyển đổi sang sử dụng xe điện của Việt Nam là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, đòi hỏi bước trước hết phải thành lập một cơ cấu quản trị liên bộ nhằm chỉ đạo những nỗ lực phối hợp trong toàn bộ hệ sinh thái.
Nguồn tư liệu: WB.
Nguồn tư liệu: WB.

Mặc dù chuyển đổi có hệ thống trên một quy mô như vậy đòi hỏi phải có sự tham gia của cả nhà nước và tư nhân, các tổ chức tài chính và người tiêu dùng cá nhân, nhưng gánh nặng lại nghiêng về phía Chính phủ nhằm phối hợp và tạo sự cộng hưởng tối ưu giữa các bên liên quan và trong nền kinh tế trong suốt giai đoạn chuyển đổi.

Đáng chú ý là bên cạnh những phân tích kỹ thuật, các khuyến nghị chính sách toàn diện cần được xác định cho từng phân khúc giao thông chính đòi hỏi hạ tầng sạc cho các loại phương tiện. Ngoài ra, cần có những giải pháp để giải quyết những rào cản thực tế cho từng loại phương tiện.

Trong đó, đối với xe điện hai bánh cần xử lý những quan ngại về an toàn qua thiết lập các bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về pin sạc và kiểm thử sản phẩm, các tiêu chuẩn và thủ tục kiểm định xe điện hai bánh và pin xe. Hài hòa các tiêu chuẩn về sạc pin với các tiêu chuẩn về xây dựng và nhà ở để phục vụ sạc pin tại nhà.

Tạo nhu cầu về xe điện hai bánh qua cấm sử dụng xe máy có bàn đạp dùng động cơ đốt trong từ năm 2027 và xe mô-tô hai bánh từ năm 2030, bắt buộc chuyển sang sử dụng xe điện hai bánh thuộc sở hữu chính phủ làm xe ôm hai bánh, giao chỉ tiêu bắt buộc về doanh số bán xe điện hai bánh lên lần lượt 40 và 80% vào năm 2025 và 2030 tại các địa bàn đô thị, lần lượt 20 và 50% vào năm 2025 và 2030 tại các địa bàn ngoài đô thị.

Giảm mức chênh giá xe điện hai bánh so với các biến thể dùng động cơ đốt trong qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp ngoài chính sách tài khóa bao gồm lộ giới riêng, ưu tiên bãi đỗ và ưu đãi khi đăng ký xe. Để thực hiện lộ trình theo kịch bản cho xe điện hai bánh, đòn bẩy chính là triển khai các hành động chính sách theo lộ trình nhanh hơn và kiên quyết hơn, đặc biệt trong triển khai rộng các chính sách kích cầu và đẩy nhanh phát triển hạ tầng sạc và đổi pin.

Với xe điện chở khách cần xử lý những quan ngại về an toàn và chất lượng của xe hơi chạy điện (e-PC) qua thiết lập các bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về sạc và pin cũng như các thủ tục về kiểm thử sản phẩm và tiêu chuẩn về kiểm định hàng năm. Duy trì năng lực cạnh tranh về giá của xe hơi điện so với các đối thủ sử dụng động cơ đốt trong qua ban hành những ưu đãi tài chính ngoài chính sách tài khóa, như ưu đãi thuế, đối với người tiêu dùng và cung ứng sản xuất thiết bị gốc, trợ giá lãi suất cho vay ưu đãi, lộ giới riêng, ưu tiên bãi đỗ và ưu đãi khi đăng ký xe.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Tạo nhu cầu về xe hơi chạy điện qua cấm bán xe hơi động cơ đốt trong mới vào năm 2040, chính quyền bắt buộc chuyển sang xe hơi chạy điện và ban hành các tiêu chuẩn chặt chẽ về tiết kiệm nhiên liệu.

Đẩy nhanh chuyển sang sử dụng dịch vụ xe buýt điện nội đô qua việc đảo ngược tình trạng giảm sử dụng xe buýt nội đô qua triển khai ký hợp đồng theo kết quả công việc nhằm cải thiện dịch vụ, tối ưu hóa thiết kế tuyến xe buýt, dành riêng không gian trên đường để xe buýt hoạt động và hạn chế xe điện hai bánh dọc theo các hành lang dành cho xe buýt.

Thiết lập chính sách rõ ràng về chính thức chuyển sang xe buýt điện, bao gồm cấm dùng xe buýt mới chạy dầu diesel, xây dựng các khung hợp đồng về mua pin và bảo hành và triển khai cơ chế vận hành nhằm xử lý vấn đề về vận hành và bảo trì. Bên cạnh đó là triển khai các mô hình tài chính mới nhằm nâng cao tính khả thi của dịch vụ xe buýt điện nội đô, như triển khai thuê xe và tìm hiểu các phương án bảo lãnh.

Trong giai đoạn 2025–2030, các chuyên gia của WB cũng khuyến nghị Việt Nam cần thiết lập các tiêu chí đặc tả kỹ thuật về xe buýt, xe khách, xe tải chạy điện, đánh giá nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa đối với các dịch vụ xe buýt, xe khách và xe tải liên tỉnh nhằm xác định các tuyến và hành lang ưu tiên để phát triển mạng lưới sạc, thí điểm vận hành xe tải nhỏ chạy điện trong các dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc sở hữu của Chính phủ. Sau năm 2030, chú trọng triển khai trợ giá của Chính phủ nhằm đem lại lãi suất ưu đãi cho các khoản vay thương mại để mua xe tải chạy điện và xe buýt nhỏ chạy điện.

Trong giai đoạn 2025–2035, Chính phủ cũng cần đẩy nhanh phát triển mạng lưới sạc công cộng. Trong giai đoạn 2025-2027, các mạng lưới sạc công cộng nên được ưu tiên tại năm thành phố loại đặc biệt (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ). Từ năm 2027-2030, trọng tâm là mở rộng mạng lưới sạc công cộng ra các địa bàn ngoài đô thị, và đẩy mạnh cường độ sau năm 2030 ở các địa bàn đô thị và ngoài đô thị để chuẩn bị cho một lượng lớn chuyển sang sử dụng xe hơi điện theo dự kiến sau năm 2035.

Tin mới

Cam kết lâu dài: Điều kiện cần thiết để xe Trung Quốc chinh phục khách Việt

Cam kết lâu dài: Điều kiện cần thiết để xe Trung Quốc chinh phục khách Việt

Trong làn sóng xe Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, đến nay có khoảng hơn chục hãng xe đang có mặt trên thị trường. Cũ có, mới có, ở cả mảng xe động cơ đốt trong lẫn xe xanh với các sản phẩm rất đa dạng. Mỗi hãng có một hướng đi, cách tiếp cận thị trường khác nhau. Một số hãng cho thấy sự nghiêm túc, cam kết lâu dài ngay từ ban đầu trong việc đầu tư xây nhà máy, phát triển đại lý. Tuy nhiên, cũng có những hãng lớn làm thị trường theo hướng ngược lại, khiến người tiêu dùng Việt còn nhiều nghi ngại.
Lần đầu tiên trang bị tính năng an toàn trên taxi, VinFast thiết lập tiêu chuẩn mới cho thị trường

Lần đầu tiên trang bị tính năng an toàn trên taxi, VinFast thiết lập tiêu chuẩn mới cho thị trường

Với hệ thống giám sát an toàn S2S (Secure to Safe), đây là lần đầu tiên một hãng xe taxi tại Việt Nam chủ động trang bị giải pháp an toàn cho cả hành khách và tài xế, đặc biệt hướng đến các đối tượng là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi - đánh dấu bước đột phá về dịch vụ với chuẩn mực tương đương các quốc gia phát triển.
Lo lắng về thuế quan thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán lẻ ô tô tại Mỹ tăng cao

Lo lắng về thuế quan thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán lẻ ô tô tại Mỹ tăng cao

Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng vọt 1,4% vào tháng 3, mức tăng lớn nhất trong hơn hai năm qua, khi người tiêu dùng đổ xô mua sắm lớn trước khi có khả năng bị áp thuế. Đáng chú ý là doanh số ngành ô tô dẫn đầu với mức tăng 5,3%, trong khi các danh mục như vật liệu xây dựng, đồ dùng thể thao và đồ điện tử cũng tăng, khi người mua tìm cách “chạy thuế” của Tổng thống Trump.
Top xe xăng bán chạy nhất tháng 3/2025: Cuộc đua quyết liệt giành vị trí đầu bảng

Top xe xăng bán chạy nhất tháng 3/2025: Cuộc đua quyết liệt giành vị trí đầu bảng

Tháng 3/2025 chứng kiến sự bật tăng doanh số của hầu hết các mẫu xe nằm trong top 10. Với doanh số ấn tượng, Mitsubishi Xpander đã trở lại ngôi vương sau một tháng nhường vị trí cho Ford Ranger. Ngôi vị dẫn đầu của mẫu xe nhà Mitsubishi phần nào đã phản ánh xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Việt trong thời gian qua.