Công nghiệp ôtô Thái Lan lao dốc vì đại dịch, Việt Nam vẫn nhập mạnh

Anh Minh
Ngành công nghiệp ôtô của Thái Lan thiệt hại nặng do đại dịch covid-19, xuất khẩu giảm mạnh trên toàn thị trường song xuất khẩu sang Việt Nam lại tăng ngược
Ôtô Thái Lan sụt giảm mạnh do đại dịch
Ôtô Thái Lan sụt giảm mạnh do đại dịch

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu của ngành công nghiệp xe hơi của Thái Lan- nơi được mệnh danh là thủ phủ xe hơi của châu Á.

Theo thống kê, trong tháng 9/2020, xuất khẩu ôtô nguyên chiếc của Thái Lan đạt 63.941 xe, giảm 34,45% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm ở tất cả các thị trường. Nguyên nhân là do doanh số bán xe ôtô ở các nước đối tác sụt giảm do dịch Covid-19 bùng phát và chưa phục hồi như trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 36,7 tỷ Bạt, giảm 28,90% so với tháng 9/2019. Tuy nhiên, xuất khẩu ôtô trong tháng 9 năm 2020 tăng 11,39% so với tháng 8/2020.

9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu ôtô nguyên chiếc là 521.457, giảm 36,49% và giá trị xuất khẩu là 288,2 tỉ Bạt, giảm 31,85% so với cùng kỳ năm 2019. Trước khi dịch Covid bùng phát, Thái Lan ước xuất khẩu cả năm đạt khoảng 700.000 xe.

Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2020, bao gồm cả xuất khẩu ô tô nguyên chiếc, động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy là 455,5 tỉ Bạt, giảm 31,20% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, đại dịch covid-19 khiến nợ hộ gia đình tại Thái Lan tăng cao do người lao động mất việc làm và giảm thu nhập dẫn đến giảm khả năng thanh toán. Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) cho biết, nợ hộ gia đình trong năm nay đã tăng từ 80% trên GDP trong quý 1/2020 lên 83% trong quý 2/2020, tương đương 13,58 nghìn tỉ Bạt.

Liên đoàn công nghiệp Thái Lan ước tính số lao động bị thất nghiệp năm nay cao ở mức kỷ lục: từ 2,5 - 3 triệu người. Theo nghiên cứu của BOT, cứ 5 người hưởng lương hưu trong độ tuổi từ 61 - 65 sẽ có 1 người nợ khoảng 100.000 Bạt. 50% số nợ thuộc nhóm người trẻ hơn (30-40 tuổi), chủ yếu qua hình thức vay cá nhân hoặc thẻ tín dụng. Nợ hộ gia đình tại Thái Lan có thể tiếp tục tăng trong hai năm tới nếu nền kinh tế dự báo phục hồi.

Dù vậy, lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020, xe Thái Lan vẫn nắm phần áp đảo, và có xu hướng tăng mạnh.

Trong tháng 8 năm 2020, ôtô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là từ Thái Lan với 4.743 chiếc, từ Indonesia với 2.523 chiếc và từ Trung Quốc với 572 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm tới gần 90% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.

Trong đó, có 6.136 chiếc xe ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá đạt gần 127 triệu USD, chiếm 69,4% lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Với kết quả này, số xe ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam trong tháng đã tăng tới 91,6% (tương đương tăng 2.934 chiếc) so với tháng trước.

Xe ôtô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tháng 8/2020 chủ yếu là xe xuất xứ từ Thái Lan với 2.789 chiếc, tăng 64,3% và xe xuất xứ từ Indonesia với 2.433 chiếc, tăng 94,5% so với tháng trước.

Lượng xe ôtô tải từ Thái Lan vào Việt Nam cũng nắm phần áp đảo đạt 1.948 chiếc xe có xuất xứ từ Thái Lan, gấp hơn 3 lần so với tháng trước. 

Dù vậy, tính trong 8 tháng năm 2020, lượng ôtô nguyên chiếc các loại đạt 53.812 chiếc, giảm 44,3% so với cùng kỳ. Trong đó, ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống là 39.588 chiếc, giảm 46,9%; ôtô vận tải là 10.759 chiếc, giảm 47,8%.

Tin mới

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Đợt giảm giá xe do Tesla khởi xướng vào năm 2022 đã phát triển thành một cuộc chiến về giá toàn ngành đang nhấn chìm gần như tất cả các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới ở nước ngoài.
BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.