Cuộc cạnh tranh khốc liệt ở phân khúc SUV cỡ B

Lê Vũ
Với những cái tên mới vẫn liên tục gia nhập dù đã rất chật chội, phân khúc xe SUV cỡ B đang là phân khúc có mức tăng trưởng nóng và cạnh tranh khốc liệt nhất tại thị trường xe Việt hiện nay.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt ở phân khúc SUV cỡ B - Ảnh 1

Cái tên mới nhất bổ sung vào đội hình SUV cỡ B là Geely Coolray. Coolray chào thị trường Việt Nam với 3 phiên bản, giá từ 538 triệu đồng. Coolray là mẫu xe mới nhất vào thị trường Việt và được xem là đối thủ khả nặng ký khi có khối lượng xuất khẩu cao nhất và phạm vi tiếp cận quốc tế rộng nhất của thương hiệu Geely Auto, đã đạt được cột mốc 1 triệu xe được bán ra trên toàn cầu. Kể từ khi ra mắt vào năm 2018, Coolray hiện đã được bán ra tại hơn 50 quốc gia, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng ở Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

Mức giá của mẫu xe đầu tiên từ Geely với thị trường Việt tạo áp lực rất lớn đến các đối thủ trong phân khúc này. Sát sườn nhất chính là đối thủ Omoda C5 của Omoda & Jeacoo. Với mức giá từ 538 triệu đồng, Coolray đang khiến nhiều đối thủ phải lo lắng, đặc biệt là Omoda C5. Tuy nhiên, trong cùng thời gian, “không hẹn mà gặp”, Omoda C5 cũng tung ra chương trình ưu đãi phiên bản Luxury chỉ còn 499 triệu. Màn so kè với mức giá cực cạnh tranh của Coolray và Omoda C5 cho thấy sức nóng của phân khúc SUV cỡ B như thế nào.

Tân binh Coolray của Geely vừa chào sân thị trường Việt.
Tân binh Coolray của Geely vừa chào sân thị trường Việt.

Với người tiêu dùng Việt, hiện tại để lựa chọn một mẫu xe SUV cỡ B trong tầm giá từ 500 – 700 triệu, có rất nhiều sự lựa chọn, thậm chí nhiều xe bậc nhất trong các phân khúc với những cái tên có doanh số rất tốt như Mitsubishi Xforce, VinFast VF 6, KIA Seltos, Hyundai Creta, Toyota Corolla Cross, Yaris Cross, Mazda CX-3, Mazda CX-30, Honda HR-V, Nissan Kicks, Volkswagen T-Cross, Peugeot 2008, MG ZS, Subaru Cross Trek, BYD Atto 3, Haval Jolion…

Nếu như trước đây, trước khi các mẫu SUV cỡ B trỗi dậy, những mẫu xe hạng A cỡ nhỏ được nhiều người tiêu dùng săn đón thì hiện đang rơi vào giai đoạn thoái trào với doanh số tụt dốc. Hiện phân khúc xe xăng đô thị cỡ nhỏ tại Việt Nam chỉ còn 3 mẫu xe Hyundai Grand i10, KIA Morning và Toyota Wigo còn tồn tại. Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số xe xăng cỡ nhỏ hạng A trong năm 2024 chỉ đạt 9.261 xe, giảm 17% so với năm 2023. Đây là lần sụt giảm thứ 3 liên tiếp của xe cỡ A theo từng năm kể từ 2021. Trong khi đó, SUV cỡ B đang chiếm sóng toàn thị trường. Thậm chí các mẫu xe SUV cỡ B còn liên tục đứng top đầu trên bảng xếp hạng xe xăng bán chạy nhất tháng.

Lý do khiến các mẫu SUV cỡ B được ưa chuộng là bởi với phù hợp với điều kiện giao thông đô thị và thiết kế đẹp mắt càng được các hãng chú trọng. Các mẫu xe B-SUV đáp ứng được yêu cầu thực dụng của người tiêu dùng khi vẫn nhỏ gọn, đủ công năng cần thiết dùng cho gia đình hoặc những chuyến đi chơi ngắn ngày và đặc biệt là giá cả rất cạnh tranh, “vừa miếng” với số đông.

Tính đến hết năm 2024, phân khúc SUV hạng B, B+ tại thị trường Việt có gần 20 đại diện từ các thương hiệu khác nhau. Số lượng quá áp đảo này cho thấy tiềm năng của phân khúc này được các hãng xe quan tâm như thế nào.  

Phân khúc SUV cỡ B đang tăng trưởng nóng.
Phân khúc SUV cỡ B đang tăng trưởng nóng.

Đáng chú ý là trước đây trong phân khúc crossover cỡ B, xe Hàn chiếm ưu thế với thiết kế đẹp mắt thì bước sang năm 2024, đã nhiều biến động khi xe Nhật đã vượt xe Hàn vốn nổi tiếng giá tốt, ngập công nghệ, thiết kế thời thượng. Trong nửa đầu 2023, thị phần xe Nhật trong phân khúc gầm cao cơ B chỉ là 24%, xe Hàn 76%. Nhưng bước sang thời điểm cùng kỳ với năm 2024, xe Nhật đã bất ngờ bật tăng lên 68%, còn xe Hàn lại sụt giảm chỉ còn chiếm 32%. Bước sang năm 2025, nhiều hãng xe Trung Quốc tiến vào thị trường Việt với những mẫu xe ngập tràn công nghệ sẽ tạo ra một làn sóng mới. Mặc dù tâm lý e ngại của người tiêu dùng với xe Trung Quốc vẫn chưa thể một sớm một chiều được gạt bỏ nhưng chắc sẽ khiến sân chơi ở phân khúc SUV cỡ B thêm phần khốc liệt.

Nhìn lại quá khứ, phân khúc SUV cỡ B xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam với “công thần” Ford EcoSport từ năm 2014. Trải qua 11 năm, đến nay phân khúc này đã nở rộ khi tạo lập ra một xu hướng tiêu dùng mới với ngành ô tô Việt. Bằng chứng cho điều đó là chỉ trong năm 2024, toàn phân khúc xe gầm cao cỡ B (các mẫu xe có công bố số liệu bán hàng) tiêu thụ tới 50.025 xe, tăng 73% so với 2023.

Bên cạnh đó, các mẫu xe đã xuất hiện cũng không ngồi im mà sẽ có các phương án cạnh tranh. Đơn cử như Hyundai Thành Công dự kiến có bản Creta nâng cấp và sẽ sớm tung ra thị trường. Rất có thể Honda HR-V cũng sẽ được nâng cấp tại Việt Nam trong năm nay và bổ sung thêm phiên bản hybrid, giống bản tại Thái Lan.

Với đà tăng trưởng nóng như hiện tại, cuộc đua xe gầm cao cỡ B tại Việt Nam hứa hẹn sẽ khốc liệt hơn nhiều trong năm 2025 khi xuất hiện thêm các đối thủ mới.

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.