DaimlerChrysler bán lại Chrysler

Kiều Oanh
DaimlerChrysler đã khẳng định thông tin hãng này sẽ bán lại 80.1% cổ phần của bộ phận Chrysler với giá 7,4 tỷ USD
Vụ sáp nhập cách đây 9 năm giữa Daimler và Chrysler từng được coi là "cuộc hôn nhân trên thiên đường."
Vụ sáp nhập cách đây 9 năm giữa Daimler và Chrysler từng được coi là "cuộc hôn nhân trên thiên đường."
Hôm qua (14/5), DaimlerChrysler đã khẳng định thông tin hãng này sẽ bán lại 80.1% cổ phần của bộ phận Chrysler tại thị trường Mỹ, chấm dứt vụ sáp nhập kéo dài 9 năm giữa hai hãng sản xuất ôtô lớn này.

Bỏ ra 7,4 tỷ USD cho vụ mua lại Chrysler này là một công ty của Mỹ có tên Cerberus.

Được biết, các thủ tục chuyển nhượng sẽ được hoàn tất vào quý 3 tới. Sau đó, Daimler sẽ chuyển tên thành Daimer AG nếu được sự thông qua của các cổ đông. Mặt khác, Daimler vẫn sẽ giữ lại 19,9% cổ phần của Chrysler.

Giám đốc điều hành của DaimlerChrysler Zetsche nói: “Chúng tôi tin là đã tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả Daimler và Chrysler. Thỏa thuận bán lại sẽ đem đến một khởi đầu mới cho cả hai.”

Các nhà phân tích cho rằng, sau khi bán lại Chrysler, Daimler sẽ có thể tập trung vào nhãn hiệu Mercedes và bộ phận sản xuất xe tải của hãng.

Còn theo Giám đốc điều hành của Chrysler Thomas W. Lasorda, việc trở thành một công ty tư nhân sẽ giúp Chrysler có điều kiện tốt hơn để tập trung vào kế hoạch phục hồi dài hạn thay vì những kế hoạch ngắn hạn.

Năm 1998, Daimler bỏ ra 36 tỷ USD để mua lại Chrysler. Đây đã được coi là một bước tiến dũng cảm trong nỗ lực của hãng này nhằm trở thành một hãng xe toàn cầu thực sự.

Ban đầu, vụ sáp nhập giữa Daimler và Chrysler được coi là “cuộc hôn nhân trên thiên đường” nhưng sau đó, vụ sáp nhập này không đem lại những kết quả về tiết kiệm chi phí hay sức mạnh thị trường như mong đợi.

Mặc dù đã thực hiện hàng loạt nỗ lực cắt giảm chi phí nhưng Chrysler, vốn phụ thuộc nặng nề vào các dòng xe SUV, pickup và minivan, vẫn bị lỗ tới 1,5 tỷ USD trong năm 2006 và mất thị phần vào tay các hãng xe hơi Nhật Bản, các công ty đang tung ra những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Công ty Ceberus có trụ sở đặt tại New York chuyên đầu tư vào các công ty gặp vấn đề mà công ty này cho là có thể đem lại lợi ích nếu thực hiện cắt giảm chi phí một cách mạnh mẽ và điều hành tốt hơn. Hiện Ceberus có tài sản trị giá 25 tỷ USD và cổ phần tại hơn 50 công ty có tổng doanh số 60 tỷ USD và 175.000 nhân công.

(Theo People’s Daily Online)

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.