Đàm phán TPP, Việt Nam đối mặt sức ép bỏ thuế nhập xe Nhật

Diệp Vũ
Báo Nhật cho hay Việt Nam dự kiến sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với xe Nhật trong vòng 10 năm
Đối với Nhật Bản, trọng tâm của đàm phán TPP hiện nay là liệu Mỹ, Canada và Việt Nam sẽ mất thời gian bao lâu để dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với ôtô từ nước này.<br>
Đối với Nhật Bản, trọng tâm của đàm phán TPP hiện nay là liệu Mỹ, Canada và Việt Nam sẽ mất thời gian bao lâu để dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với ôtô từ nước này.<br>
Trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Mỹ, Canada và Việt Nam có kế hoạch dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với ôtô Nhật Bản trong vòng 10-20 năm, tờ báo Mainichi của Nhật dẫn một nguồn tin thân cận cho biết.

8 quốc gia khác tham gia đàm phán TPP, bao gồm Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore đều đã dỡ bỏ hoặc vạch ra kế hoạch dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với ôtô Nhật.

Đối với Nhật Bản, trọng tâm của đàm phán TPP hiện nay là liệu Mỹ, Canada và Việt Nam sẽ mất thời gian bao lâu để dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với ôtô từ nước này.

Theo tờ báo trên, Việt Nam dự kiến sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với xe Nhật trong vòng 10 năm, và Canada cũng dự định cùng khoảng thời gian hoặc lâu hơn một vài năm để thực hiện kế hoạch này.
 
Trong khi đó, Mỹ - quốc gia hiện là thị trường xuất khẩu ôtô lớn nhất của Nhật Bản - dự kiến mất khoảng 20 năm để dỡ bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với xe Nhật.

Điều này đồng nghĩa với việc lợi ích mà TPP mang lại cho các nhà sản xuất xe thành phẩm của Nhật sẽ hạn chế trong thời gian trước mắt.

Hiện các bên chưa đạt được quyết định nào về việc khi nào thì thuế nhập khẩu xe Nhật được dỡ bỏ và thuế sẽ được dỡ bỏ theo từng giai đoạn hay không. Tuy vậy, phía Nhật Bản muốn đạt được những điều khoản ưu đãi nhất có thể trong vấn đề này.

Mỹ - nước hiện chiếm hơn 30% xuất khẩu xe thành phẩm của Nhật - hiện đang áp dụng mức thuế nhập khẩu 2,5% đối với xe hơi và 25% đối với xe tải. Việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu xe vào Mỹ có thể giúp các nhà sản xuất xe Nhật dỡ bỏ gánh nặng hàng chục tỷ Yên mỗi năm.

Trong khi đó, Mỹ đương nhiên muốn duy trì thuế nhập khẩu xe lâu nhất có thể, bởi nhập khẩu xe tăng đột biến có thể gây tác động tiêu cực tới thị trường việc làm ở nước này.

Khi Nhật Bản tham gia đàm phán TPP vào năm 2013, các quốc gia tham gia trước đó đã nhất trí duy trì thuế nhập khẩu xe lâu nhất có thể trong khuôn khổ hiệp định này. Đây là một bất lợi đối với Nhật, nhưng là một nước tham gia đàm phán muộn, nước này đành phải chấp nhận.

Theo nội dung đàm phán TPP, các nước đã thống nhất khoảng thời gian tối đa để dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với một số loại ôtô là 20 năm. Có vẻ như Mỹ sẽ tìm cách áp dụng thời hạn này đối với xe Nhật.

Thuế nhập khẩu xe mà Canada áp dụng hiện nay là 6,1%, trong khi thuế suất mà Việt Nam áp dụng lên tới 70%.

Australia, nước nhập khẩu xe Nhật lớn thứ nhì sau Mỹ, đã đạt thỏa thuận với Nhật ngoài khuôn khổ TPP, theo đó Australia sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với xe Nhật vào năm 2018.

Hiện thuế suất mà Australia đánh vào xe nhập khẩu là 5%. Trong năm 2014, Australia nhập khẩu 320.000 ôtô từ Nhật.

Còn Hàn Quốc, một đối thủ thương mại của Nhật Bản, đã đạt một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Mỹ, theo đó Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với ôtô từ Hàn Quốc vào năm 2016.

Tin mới

PHEV - Át chủ bài mới của BYD tại Châu Âu

PHEV - Át chủ bài mới của BYD tại Châu Âu

BYD có kế hoạch sản xuất xe hybrid sạc điện cùng với xe điện chạy bằng pin tại hai nhà máy mà hãng đang xây dựng cho Châu Âu, đánh dấu sự thay đổi chiến lược trên đà đang phát triển nhanh chóng, vốn đang được hưởng lợi từ nhu cầu xe PHEV ngày càng tăng trong khu vực.
Liên tục các đợt giảm giá, thị trường xe Việt biến động khó lường khi bước sang Quý II/2025

Liên tục các đợt giảm giá, thị trường xe Việt biến động khó lường khi bước sang Quý II/2025

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA, sức mua của người tiêu dùng từ đầu năm 2025 đến nay đang có những dấu hiệu phục hồi đáng chú ý. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho từ năm 2024 chuyển sang dẫn đến áp lực không nhỏ cho các hãng xe, đại lý buộc phải chạy đua các đợt đại hạ giá dẫn đến biến động khó lường của thị trường.
Các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á đối mặt với chi phí logistics đến Mỹ tăng vọt

Các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á đối mặt với chi phí logistics đến Mỹ tăng vọt

Vốn đã choáng váng vì thuế quan của ông Donald Trump, các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á tiếp tục phải đối mặt với chi phí cao hơn khi vận chuyển xe đến Mỹ, vì chính sách phí cảng mới của Washington đe dọa gây thiệt hại cho thị trường nhập khẩu ô tô đường biển trị giá 150 tỷ USD của Mỹ.