“Méo mặt” vì xe tay ga “xịn”

Đinh Tịnh
Nhiều chiếc xe máy nhập nguyên chiếc có giá trên trăm triệu đồng đã bị “làm thịt” trước khi đến tay người mua
Một chiếc Honda PS tại Việt Nam hiện có giá trên 5.000 USD.
Một chiếc Honda PS tại Việt Nam hiện có giá trên 5.000 USD.
Vài năm trở lại đây, nhiều người dân thành thị đã sở hữu những chiếc xe máy tay ga đắt tiền…

Thế nhưng, ít ai biết rằng, nhiều chiếc xe tay ga nhập nguyên chiếc có giá trên trăm triệu đồng đã bị những tay thợ tinh vi “làm thịt” trước khi đến tay người mua…

Anh Nguyễn Đức Quang, một chủ cửa hàng lâu năm tại Khâm Thiên, cho biết hiện nay, khi mua xe máy Honda nhập khẩu như: SH, PS, Spacy… các “thượng đế” cần phải hết sức chú ý đề nghị cửa hàng cho xem kỹ các thiết bị điện.

Ví dụ như ắc quy, nếu là ắc quy xịn phải đúng loại Yuasa (chữ đỏ), phía dưới có ký hiệu: YPX7L PS và logo Honda hình cánh chim; bộ IC có ký hiệu KeIHIN - KTSTDO 1; bộ sạc xe Honda SH và SH phải chọn xe có lốp hiệu Dunlop, còn xe PS phải chọn lốp loại Pirelli...

Nếu không xem cẩn thận thì những bộ phận trên rất có thể đã bị thay thế, mà nhiều chủ xe không hề hay biết.

Xe mới mua mà hay chết máy

Hiện nay, trên thị trường một chiếc xe tay ga cao cấp có giá khoảng trên 7.000 USD. Chính vì thế, các món đồ lặt vặt như bình điện, IC, bộ sạc, bộ nồi, mâm lửa… nếu bị tráo sẽ có giá vài triệu đồng đến cả chục triệu đồng.

Có nhiều trường hợp, người sử dụng liên tục phàn nàn rằng xe của họ chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng hay bị trục trặc nhất định như: chạy cà giựt, hay bị tắt máy...

Anh Phan Văn Quang, tại Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: trước Tết 3 tháng, anh có mua một chiếc PS, thế nhưng, chạy được 2 tháng thì máy có dấu hiệu gằn, động cơ hơi sôi. Mang xe ra tiệm, mới té ngửa khi biết nhiều phụ tùng là hàng tân trang. Anh đã phải tốn gần chục triệu đồng để thay lại đồ “xịn”.

Chẳng hạn, bộ mâm nồi mua lại với giá hơn 5 triệu đồng, cục IC ngốn hơn 3 triệu đồng... Chính anh Quang cũng không biết phụ tùng bị tráo khi nào?

Theo giới kinh doanh, nhiều cửa hàng nhỏ làm ăn chụp giựt thường thay linh kiện, thậm chí sơn lại màu xe được ưa chuộng để bán được giá cao. Chủ một tiệm phụ tùng xe máy Phố Huế, Hà Nội cho biết: họ ít sử dụng phụ tùng “dỏm” mà chỉ xài lại phụ tùng của dòng xe đó được thải ra, hoặc xài lại phụ tùng các dòng xe tay ga của Trung Quốc bằng cách “độ” lại như tiện bớt hoặc đắp thêm cho phù hợp; thông số kỹ thuật chưa tương thích thì “chế” thêm cho “khớp”.

Thông thường những phụ tùng thay thế này chỉ giúp máy xe hoạt động tạm thời, sau một thời gian ngắn nó sẽ gây hỏng các linh kiện khác còn tai hại hơn. Chính vì thế, máy sẽ “xuống” rất nhanh mà người sử dụng sẽ dễ dàng phát hiện chỉ sau vài tháng.

Hiện nay, đa phần các cửa hàng kinh doanh xe tay ga nhập khẩu đều không có chế độ bảo hành cho xe, vì thế mới xuất hiện tình trạng làm ăn chụp giật kiểu trên.

“Hàng Tàu” tràn lan

Anh Nguyễn Xuân Kiên, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm tại Phố Huế, Hà Nội, nói từ khi có xe SH, Dylan Trung Quốc tràn vào Việt Nam thì ngay lập tức các loại phụ tùng “lởm” dòng xe này cũng có mặt.

Giá cả khá “mềm” khi bộ nồi chỉ có giá hơn 1 triệu đồng/bộ, mâm lửa 500.000 đồng, IC khoảng 400.000 đồng/cái, bộ đèn xi-nhan khoảng 50.000 đồng, bộ áo (bửng, cốp hông, ốp trước bằng nhựa) 600.000 đồng/bộ. Các loại phụ tùng máy lớn đều xài được cho xe chính hãng mà không cần phải “độ” lại.

Trong khi đó, các đồ linh kiện xịn có giá cao hơn gấp nhiều lần chẳng hạn như: giá đôi lốp xe SH vào khoảng 3,7 triệu đồng/đôi, ắc quy 1,6 triệu đồng,…

Như vậy, các tay thợ “ma lanh” đã có thể bỏ túi một số tiền chênh lệch không nhỏ khi bán được một chiếc xe mà “thượng đế” vẫn không hay biết. Anh Kiên cũng cho rằng: bởi lẽ các khách hàng rất khó phát hiện đồ giả vì tất cả những phụ tùng này đều nằm bên trong vỏ xe, tại những chỗ không thể phát hiện ra, chỉ những khi hỏng hóc mới biết.

Một rắc rối khác thường gặp với người mua xe máy nhập khẩu là các chủ cửa hàng thường nợ lại giấy tờ hải quan (giấy tờ xuất xứ xe), nhanh thì phải đến 1 hoặc 2 tuần sau mới có, lâu thì phải đến 1, 2 tháng sau.

Khi đó, các chủ xe không thể đi đăng ký vì thiếu giấy tờ xuất nhập khẩu, hoặc chủ cửa hàng vẫn còn nợ tiền doanh nghiệp, nhà phân phối xe nên không giao đủ giấy tờ. Nhiều trường hợp rắc rối với chủ cửa hàng với đối tác, hoặc cơ quan thuế phát sinh, khách hàng phải chờ đến nửa năm với nhiều lần đi lại mới có được giấy tờ đầy đủ.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.