Mua xe cũ, lưu ý gì?
Nếu không cẩn thận và sáng suốt, việc “tậu” xe cũ chẳng khác nào rước một “cục nợ” về nhà
Khác với mọi năm, khi thị trường ôtô năm nay gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, người tiêu dùng trong nước tỏ ra thờ ơ với việc mua sắm xe hơi. Nhưng với tâm lý “cả năm ki cóp, cuối năm sắm xe”, vẫn thôi thúc một bộ phận không nhỏ các gia đình quyết định mua xe vào dịp cuối năm.
Thông thường, vào những năm trước, nhiều gia đình có điều kiện thường kết hợp thời điểm gần Tết Nguyên đán để bán xe đang sử dụng và “tậu” về một chiếc xe mới. Vì thế, những gia đình ít điều kiện hơn sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một chiếc xe cũ phù hợp.
Bước vào mùa mua sắm năm nay, nguồn xe cũ có phần giảm sút do nhu cầu đổi xe mới sụt giảm. Nguồn cung thấp, dẫn đến việc tìm kiếm và chọn lựa xe cũ gặp nhiều khó khăn, làm tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro với tài sản có giá trị cao. Nếu không cẩn thận và sáng suốt, việc “tậu” xe cũ chẳng khác nào rước một “cục nợ” về nhà và có thể biến niềm vui sở hữu xe hơi trở thành nỗi buồn trong những ngày đầu năm mới.
Đằng sau quyết định mua xe cũ là vô khối công việc mà bất kỳ ai cũng cần phải qua tâm và lưu ý, trước khi giao tiền, cầm chìa khóa và mang xe về nhà. Vì thế, cần bình tĩnh và tỉnh táo tìm đáp án trả lời rõ ràng với những khúc mắc gặp phải trong thương vụ này.
Một số kinh nghiệm dưới đây có thể sẽ giúp ích khi lựa chọn mua xe đã qua sử dụng, nhất là vào dịp sát Tết.
Xác định nhu cầu và nguồn tài chính
Sẽ không mất nhiều thời gian để quyết định “rinh” một chiếc xe mới phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế về nhà. Tuy nhiên, với xe cũ, không dễ để tậu được một chiếc xe ưng ý, tương ứng với mục đích đã đề ra.
Một khi đã lựa chọn mua xe cũ, đừng để thương hiệu và số đông làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Đây không phải là yếu tố tiên quyết, bởi hầu hết xe cũ đã được giảm trừ khấu hao theo số năm sử dụng từ chủ sở hữu trước.
Không một chiếc xe nào, bất kể xe mới hay xe cũ, hội tụ đủ các yếu tố làm hài lòng người sử dụng. Vì thế, đừng mất thời gian tìm kiếm một chiếc xe vừa rẻ, đẹp, sang trọng nhưng lại dễ bán. Nên xác định rõ các yếu tố thiết thực theo nhu cầu sử dụng như kiểu loại xe sedan, hatchback (đuôi cụt) hay xe đa dụng (SUV, CUV, MPV,…) hoặc số ghế ngồi 5 chỗ hay 7 chỗ,…
Nếu coi chiếc xe sắp mua là tài sản để dành thì chuyện cân nhắc và tìm hiểu giá trị của chiếc xe tại thời điểm mua là hết sức cần thiết. Còn nếu chỉ xác định là phương tiện, thì một chiếc xe sát với nhu cầu sử dụng cũng đủ giúp bạn hài lòng. Đừng quá coi trọng sức mạnh và dung tích xi-lanh của xe vì giao thông tại Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 30% năng lực tối đa của chiếc xe.
Trên tất cả, ngân quỹ tài chính dành cho việc mua xe mới là điều quan trọng nhất. Bạn nên nhớ, những thương vụ liên quan đến xe cũ sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng. Do vậy, lựa chọn xe theo khả năng tài chính sẽ giúp bạn tránh bị phân tâm và tiết kiệm thời gian cho những công việc khác.
Kiên nhẫn tìm kiếm và linh hoạt khi chọn lựa
Ai cũng hiểu, thời điểm giáp Tết, giá xe cũ sẽ tăng lên ít nhiều do cầu mua tăng. Trong khi đó, nguồn cung xe cũ năm nay lại giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Vì thế, để tìm được một chiếc xe đã qua sử dụng ứng ý cả về chất lượng và giá cả, là không hề dễ dàng.
Không ít người do nôn nóng đã vội vàng “rước” xe về nhà khi chưa kiểm tra và tìm hiểu kỹ hoặc lãng phí với những khoản tiền cao hơn so với giá trị thực tế của chiếc xe.
Vì thế, nên bỏ thời gian tìm kiếm thêm thông tin về dòng xe mà bạn đang giao dịch. Internet và các mối quan hệ quen biết có am hiểu về xe hơi sẽ giúp bạn có thêm niềm tin để đưa ra quyết định chuẩn xác nhất. Hạn chế tối đa việc phụ thuộc thông tin vào người bán hoặc môi giới.
Quá trình giao dịch một chiếc xe có thể thất bại nhưng đó có thể lại mở ra cho bạn nhiều cơ hội khác với những sản phẩm tốt hơn. Nên tập trung chú ý hướng vào các thông số và trang bị an toàn cũng như mức độ khấu hao của xe.
Kiểm tra chất lượng xe
Khác với khi mua một chiếc xe mới, bạn dễ dàng “bắt đền” được đơn vị phân phối hoặc nhà sản xuất khi xe gặp vấn đề về kỹ thuật. Với một chiếc xe cũ, túi tiền của bạn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi lần xe gặp trục trặc. Vì thế, công đoạn kiểm tra chất lượng xe là vô cùng quan trọng trong thương vụ mua bán.
Có nhiều dòng xe, khi phải sửa chữa một bộ phận xuống cấp sẽ có ảnh hưởng đến nhiều chi tiết khác liên quan, làm cho chi phí tăng lên đáng kể, đặc biệt với những xe đã hoạt động hết thời gian khấu hao. Thông thường, xe có nguồn gốc từ châu Á có thời gian khấu hao trong vòng 5 năm, còn xe có nguồn gốc từ châu Âu là 8 năm.
Để hạn chế tối đa việc mua xe về chỉ để sửa hoặc phải bỏ thêm tiền để thay mới hàng loạt linh kiện xuống cấp, nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, lịch sử lưu hành và thói quen sử dụng của những chủ sở hữu trước.
Sẽ không may cho bạn khi mua phải xe đã từng bị ngập nước hay đã bị phục chế sau tai nạn nặng trước đó. Những chiếc xe này chắc chắn sẽ không bao giờ hoạt động ổn định và rất hay hỏng vặt cho dù đã được sửa chữa cẩn thận. Với xe ngập nước, bộ phận cảm biến và hệ thống điện là hai chi tiết sẽ khiến bạn phải đau đầu vì liên tục “hắt hơi, sổ mũi”. Trong khi đó, xe phục chế sau tai nạn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ an toàn sau này.
Cảm quan ban đầu khi kiểm tra một chiếc xe cũ là lái thử để cảm nhận và lắng nghe âm thanh không bình thường trong quá trình vận hành. Quan sát mầu sơn và các mỗi hàn dưới nắp ca-pô cũng sẽ giúp bạn phát hiện ra những điều mà người bán đang muốn giấu bạn.
Với xe có nguồn gốc chính hãng từ trong nước, bạn có thể kiểm tra lịch sử sử dụng xe trong cơ sở dữ liệu của nhà phân phối. Tuy nhiên, thông tin cũng có thể khiếm khuyết bởi người sử dụng trước không thực hiện bảo hành, bảo dưỡng tại các đại lý phân phối chính hãng.
Đối với xe được bán lần đầu từ các doanh nghiệp kinh doanh xe không chính hãng, thì việc xác định thời điểm và nguồn gốc nhập khẩu là điều hết sức cần thiết. Khi đó, bạn sẽ loại trừ được khả năng mua phải xe gặp nạn do thiên tai trước đó ở điểm xuất phát của chiếc xe.
Nên hiểu rằng, quá trình kiểm tra một chiếc xe hơi không đơn giản, do vậy, uếu bạn có ít kinh nghiệm thì tốt nhất nên tìm người có đủ kiến thức để làm việc đó. Nếu việc kiểm tra xe vẫn chưa làm bạn hài lòng, hãy đưa xe đi kiểm tra tại các cơ sở sửa chữa có uy tín trước khi đàm phán giá.
Thông thường, vào những năm trước, nhiều gia đình có điều kiện thường kết hợp thời điểm gần Tết Nguyên đán để bán xe đang sử dụng và “tậu” về một chiếc xe mới. Vì thế, những gia đình ít điều kiện hơn sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một chiếc xe cũ phù hợp.
Bước vào mùa mua sắm năm nay, nguồn xe cũ có phần giảm sút do nhu cầu đổi xe mới sụt giảm. Nguồn cung thấp, dẫn đến việc tìm kiếm và chọn lựa xe cũ gặp nhiều khó khăn, làm tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro với tài sản có giá trị cao. Nếu không cẩn thận và sáng suốt, việc “tậu” xe cũ chẳng khác nào rước một “cục nợ” về nhà và có thể biến niềm vui sở hữu xe hơi trở thành nỗi buồn trong những ngày đầu năm mới.
Đằng sau quyết định mua xe cũ là vô khối công việc mà bất kỳ ai cũng cần phải qua tâm và lưu ý, trước khi giao tiền, cầm chìa khóa và mang xe về nhà. Vì thế, cần bình tĩnh và tỉnh táo tìm đáp án trả lời rõ ràng với những khúc mắc gặp phải trong thương vụ này.
Một số kinh nghiệm dưới đây có thể sẽ giúp ích khi lựa chọn mua xe đã qua sử dụng, nhất là vào dịp sát Tết.
Xác định nhu cầu và nguồn tài chính
Sẽ không mất nhiều thời gian để quyết định “rinh” một chiếc xe mới phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế về nhà. Tuy nhiên, với xe cũ, không dễ để tậu được một chiếc xe ưng ý, tương ứng với mục đích đã đề ra.
Một khi đã lựa chọn mua xe cũ, đừng để thương hiệu và số đông làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Đây không phải là yếu tố tiên quyết, bởi hầu hết xe cũ đã được giảm trừ khấu hao theo số năm sử dụng từ chủ sở hữu trước.
Không một chiếc xe nào, bất kể xe mới hay xe cũ, hội tụ đủ các yếu tố làm hài lòng người sử dụng. Vì thế, đừng mất thời gian tìm kiếm một chiếc xe vừa rẻ, đẹp, sang trọng nhưng lại dễ bán. Nên xác định rõ các yếu tố thiết thực theo nhu cầu sử dụng như kiểu loại xe sedan, hatchback (đuôi cụt) hay xe đa dụng (SUV, CUV, MPV,…) hoặc số ghế ngồi 5 chỗ hay 7 chỗ,…
Nếu coi chiếc xe sắp mua là tài sản để dành thì chuyện cân nhắc và tìm hiểu giá trị của chiếc xe tại thời điểm mua là hết sức cần thiết. Còn nếu chỉ xác định là phương tiện, thì một chiếc xe sát với nhu cầu sử dụng cũng đủ giúp bạn hài lòng. Đừng quá coi trọng sức mạnh và dung tích xi-lanh của xe vì giao thông tại Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 30% năng lực tối đa của chiếc xe.
Trên tất cả, ngân quỹ tài chính dành cho việc mua xe mới là điều quan trọng nhất. Bạn nên nhớ, những thương vụ liên quan đến xe cũ sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng. Do vậy, lựa chọn xe theo khả năng tài chính sẽ giúp bạn tránh bị phân tâm và tiết kiệm thời gian cho những công việc khác.
Kiên nhẫn tìm kiếm và linh hoạt khi chọn lựa
Ai cũng hiểu, thời điểm giáp Tết, giá xe cũ sẽ tăng lên ít nhiều do cầu mua tăng. Trong khi đó, nguồn cung xe cũ năm nay lại giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Vì thế, để tìm được một chiếc xe đã qua sử dụng ứng ý cả về chất lượng và giá cả, là không hề dễ dàng.
Không ít người do nôn nóng đã vội vàng “rước” xe về nhà khi chưa kiểm tra và tìm hiểu kỹ hoặc lãng phí với những khoản tiền cao hơn so với giá trị thực tế của chiếc xe.
Vì thế, nên bỏ thời gian tìm kiếm thêm thông tin về dòng xe mà bạn đang giao dịch. Internet và các mối quan hệ quen biết có am hiểu về xe hơi sẽ giúp bạn có thêm niềm tin để đưa ra quyết định chuẩn xác nhất. Hạn chế tối đa việc phụ thuộc thông tin vào người bán hoặc môi giới.
Quá trình giao dịch một chiếc xe có thể thất bại nhưng đó có thể lại mở ra cho bạn nhiều cơ hội khác với những sản phẩm tốt hơn. Nên tập trung chú ý hướng vào các thông số và trang bị an toàn cũng như mức độ khấu hao của xe.
Kiểm tra chất lượng xe
Khác với khi mua một chiếc xe mới, bạn dễ dàng “bắt đền” được đơn vị phân phối hoặc nhà sản xuất khi xe gặp vấn đề về kỹ thuật. Với một chiếc xe cũ, túi tiền của bạn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi lần xe gặp trục trặc. Vì thế, công đoạn kiểm tra chất lượng xe là vô cùng quan trọng trong thương vụ mua bán.
Có nhiều dòng xe, khi phải sửa chữa một bộ phận xuống cấp sẽ có ảnh hưởng đến nhiều chi tiết khác liên quan, làm cho chi phí tăng lên đáng kể, đặc biệt với những xe đã hoạt động hết thời gian khấu hao. Thông thường, xe có nguồn gốc từ châu Á có thời gian khấu hao trong vòng 5 năm, còn xe có nguồn gốc từ châu Âu là 8 năm.
Để hạn chế tối đa việc mua xe về chỉ để sửa hoặc phải bỏ thêm tiền để thay mới hàng loạt linh kiện xuống cấp, nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, lịch sử lưu hành và thói quen sử dụng của những chủ sở hữu trước.
Sẽ không may cho bạn khi mua phải xe đã từng bị ngập nước hay đã bị phục chế sau tai nạn nặng trước đó. Những chiếc xe này chắc chắn sẽ không bao giờ hoạt động ổn định và rất hay hỏng vặt cho dù đã được sửa chữa cẩn thận. Với xe ngập nước, bộ phận cảm biến và hệ thống điện là hai chi tiết sẽ khiến bạn phải đau đầu vì liên tục “hắt hơi, sổ mũi”. Trong khi đó, xe phục chế sau tai nạn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ an toàn sau này.
Cảm quan ban đầu khi kiểm tra một chiếc xe cũ là lái thử để cảm nhận và lắng nghe âm thanh không bình thường trong quá trình vận hành. Quan sát mầu sơn và các mỗi hàn dưới nắp ca-pô cũng sẽ giúp bạn phát hiện ra những điều mà người bán đang muốn giấu bạn.
Với xe có nguồn gốc chính hãng từ trong nước, bạn có thể kiểm tra lịch sử sử dụng xe trong cơ sở dữ liệu của nhà phân phối. Tuy nhiên, thông tin cũng có thể khiếm khuyết bởi người sử dụng trước không thực hiện bảo hành, bảo dưỡng tại các đại lý phân phối chính hãng.
Đối với xe được bán lần đầu từ các doanh nghiệp kinh doanh xe không chính hãng, thì việc xác định thời điểm và nguồn gốc nhập khẩu là điều hết sức cần thiết. Khi đó, bạn sẽ loại trừ được khả năng mua phải xe gặp nạn do thiên tai trước đó ở điểm xuất phát của chiếc xe.
Nên hiểu rằng, quá trình kiểm tra một chiếc xe hơi không đơn giản, do vậy, uếu bạn có ít kinh nghiệm thì tốt nhất nên tìm người có đủ kiến thức để làm việc đó. Nếu việc kiểm tra xe vẫn chưa làm bạn hài lòng, hãy đưa xe đi kiểm tra tại các cơ sở sửa chữa có uy tín trước khi đàm phán giá.