Nhập khẩu ôtô bất ổn do tâm lý chờ “kịch bản” giảm giá
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tiếp tục duy trì “thói quen” bất ổn vốn đã kéo dài suốt từ đầu năm đến nay
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng 6/2017 nhiều khả năng lại sụt giảm mạnh dù trước đó đã lấy được bước tăng trưởng đáng kể.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, ước tính có khoảng 8.000 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu về nước trong tháng 6/2017, đạt mức giá trị kim ngạch tương đương 176 triệu USD.
Như vậy, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU lại rơi vào bước sụt giảm để tiếp tục duy trì “thói quen” bất ổn vốn đã kéo dài suốt từ đầu năm đến nay.
Cụ thể là so với tháng trước, kim ngạch nhập khẩu CBU tháng 6 đã giảm đến 2.000 chiếc về lượng và 40 triệu USD về giá trị. Trong khi trước đó, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU tháng 5/2017 đã bất ngờ có cú tăng trưởng mạnh so với tháng 4 khi vọt một mạch từ 7.000 chiếc về lượng và 170 triệu USD về giá trị lên mức 10.000 chiếc và 216 triệu USD.
Sự sụt giảm của tháng 6 dù mới chỉ là ước tính song cũng cho thấy biểu đồ hình Sin thể hiện diễn biến của kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU chưa có dấu hiệu kết thúc. Đây được xem là một hệ quả từ tâm lý giằng co của nhiều người tiêu dùng giữa quyết định mua xe ngay hay tiếp tục chờ đợi vào một kịch bản giảm giá sẽ diễn ra sâu rộng vào năm 2018.
Vấn đề của tình trạng trồi sụt liên tục nằm ở chỗ: Trong khi người tiêu dùng kỳ vọng vào kết quả của việc giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước Đông Nam Á theo lộ trình của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) về 0% kể từ ngày 1/1/2018 thì mặt khác, quyết định mua sắm vẫn được nhiều người tiêu dùng thực hiện khi các hãng xe đua nhau tung ra các chương trình giảm giá hay khuyến mại giá trị lớn.
Do đó, thị trường ôtô Việt Nam nói chung hay kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU nói riêng trong giai đoạn nửa sau của năm 2017 có ổn định trở lại hay không sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng bình ổn của các cơ quan quản lý và nhất là khả năng “thuyết phục” của chính các nhà sản xuất và phân phối ôtô.
Hiện tại cũng đang có một luồng quan điểm về việc người tiêu dùng có nên đánh đổi giữa nhu cầu sử dụng xe tức thời cộng với những mức giá bán lẻ đã giảm khá sâu so với năm ngoái với việc tiếp tục chờ đợi một “kịch bản” giảm giá chưa chắc đã hoàn thiện.
Trên thực tế, theo quy định tại ATIGA, mức thuế suất 0% đối với ôtô CBU nhập khẩu giữa các nước trong khối ASEAN với nhau sẽ chỉ được áp dụng với những mẫu xe đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối ít nhất 40%. Số lượng xe đáp ứng được yêu cầu này là không nhiều.
Trong khi đó, theo đại diện Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), người tiêu dùng nên lựa chọn giải pháp mua xe ngay trong năm 2017 bởi giá bán lẻ của đa số các loại ôtô phổ thông hiện đã rất gần với giá bình quân của các thị trường trong khu vực.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cộng dồn nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU ước đạt 51.000 chiếc và 1,054 tỷ USD, tăng 3,5% về lượng trong khi giảm 14,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự chênh lệch tỷ lệ tăng/giảm giữa số lượng và giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái được nhận định xuất phát chủ yếu từ việc thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước ASEAN đã giảm xuống 30% kể từ đầu năm nay.
Tác động từ nhóm xe nhập khẩu từ ASEAN, cụ thể là Thái Lan và Indonesia, trong giai đoạn nửa đầu năm là rất đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cũng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, lượng ôtô CBU nhập khẩu từ 2 quốc gia này đã vượt qua tổng lượng ôtô CBU nhập khẩu từ tất cả các thị trường còn lại.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, ước tính có khoảng 8.000 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu về nước trong tháng 6/2017, đạt mức giá trị kim ngạch tương đương 176 triệu USD.
Như vậy, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU lại rơi vào bước sụt giảm để tiếp tục duy trì “thói quen” bất ổn vốn đã kéo dài suốt từ đầu năm đến nay.
Cụ thể là so với tháng trước, kim ngạch nhập khẩu CBU tháng 6 đã giảm đến 2.000 chiếc về lượng và 40 triệu USD về giá trị. Trong khi trước đó, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU tháng 5/2017 đã bất ngờ có cú tăng trưởng mạnh so với tháng 4 khi vọt một mạch từ 7.000 chiếc về lượng và 170 triệu USD về giá trị lên mức 10.000 chiếc và 216 triệu USD.
Sự sụt giảm của tháng 6 dù mới chỉ là ước tính song cũng cho thấy biểu đồ hình Sin thể hiện diễn biến của kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU chưa có dấu hiệu kết thúc. Đây được xem là một hệ quả từ tâm lý giằng co của nhiều người tiêu dùng giữa quyết định mua xe ngay hay tiếp tục chờ đợi vào một kịch bản giảm giá sẽ diễn ra sâu rộng vào năm 2018.
Vấn đề của tình trạng trồi sụt liên tục nằm ở chỗ: Trong khi người tiêu dùng kỳ vọng vào kết quả của việc giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước Đông Nam Á theo lộ trình của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) về 0% kể từ ngày 1/1/2018 thì mặt khác, quyết định mua sắm vẫn được nhiều người tiêu dùng thực hiện khi các hãng xe đua nhau tung ra các chương trình giảm giá hay khuyến mại giá trị lớn.
Do đó, thị trường ôtô Việt Nam nói chung hay kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU nói riêng trong giai đoạn nửa sau của năm 2017 có ổn định trở lại hay không sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng bình ổn của các cơ quan quản lý và nhất là khả năng “thuyết phục” của chính các nhà sản xuất và phân phối ôtô.
Hiện tại cũng đang có một luồng quan điểm về việc người tiêu dùng có nên đánh đổi giữa nhu cầu sử dụng xe tức thời cộng với những mức giá bán lẻ đã giảm khá sâu so với năm ngoái với việc tiếp tục chờ đợi một “kịch bản” giảm giá chưa chắc đã hoàn thiện.
Trên thực tế, theo quy định tại ATIGA, mức thuế suất 0% đối với ôtô CBU nhập khẩu giữa các nước trong khối ASEAN với nhau sẽ chỉ được áp dụng với những mẫu xe đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối ít nhất 40%. Số lượng xe đáp ứng được yêu cầu này là không nhiều.
Trong khi đó, theo đại diện Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), người tiêu dùng nên lựa chọn giải pháp mua xe ngay trong năm 2017 bởi giá bán lẻ của đa số các loại ôtô phổ thông hiện đã rất gần với giá bình quân của các thị trường trong khu vực.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cộng dồn nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU ước đạt 51.000 chiếc và 1,054 tỷ USD, tăng 3,5% về lượng trong khi giảm 14,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự chênh lệch tỷ lệ tăng/giảm giữa số lượng và giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái được nhận định xuất phát chủ yếu từ việc thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước ASEAN đã giảm xuống 30% kể từ đầu năm nay.
Tác động từ nhóm xe nhập khẩu từ ASEAN, cụ thể là Thái Lan và Indonesia, trong giai đoạn nửa đầu năm là rất đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cũng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, lượng ôtô CBU nhập khẩu từ 2 quốc gia này đã vượt qua tổng lượng ôtô CBU nhập khẩu từ tất cả các thị trường còn lại.
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc 4 tháng gần đây | ||
Lượng (chiếc) | Giá trị (USD) | |
Tháng 3/2017 | 11.000 | 180.000.000 |
Tháng 4/2017 | 7.000 | 170.000.000 |
Tháng 5/2017 | 10.000 | 216.000.000 |
Tháng 6/2017 (ước tính) | 8.000 | 176.000.000 |
Năm 2017 (ước tính) | 51.000 | 1.054.000.000 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê |