Ôtô giá rẻ cho người Việt: Chướng ngại vật từ quy định của WTO

Bạch Huệ
Trong WTO, trường hợp giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ đi giá trị linh kiện sản xuất trong nước "có thể sẽ vi phạm cam kết về phân biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước"
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo nguồn tin từ Bộ Tài chính, Bộ này vừa có văn bản gửi Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2015 của Chính phủ.

Trong văn bản này, Bộ Tài chính có giải trình một số ý kiến về việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước cho xe ôtô.

Cụ thể, trong phiếu ghi ý kiến Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến: "Đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo thêm về việc giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước cho xe ôtô thì điều chỉnh ở văn bản nào".

Bộ Tài chính cho biết, việc quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng hoá sản xuất trong nước được quy định tại Luật số 106/2016/QH12. Theo đó, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô là giá do cơ sở sản xuất bán ra. Do vậy, trường hợp sửa đổi quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt ôtô theo hướng không tính thuế đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng) thì phải sửa quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

"Để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh giữa ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và đề xuất phương án giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước", văn bản nêu.

Bộ Tài chính cũng dẫn quy tắc đối xử quốc gia nêu tại Điều 3, Hiệp định GATT của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong trường hợp giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ đi giá trị linh kiện sản xuất trong nước "có thể sẽ vi phạm cam kết về phân biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước".

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng một số nước cũng áp dụng quy định cho trừ giá trị linh kiện nhập khẩu hoặc ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất trong nước trong một thời gian ngắn 3-5 năm. Mục đích là để trong trường hợp bị kiện thì "quy định ưu đãi cũng hết hiệu lực" tương tự như trường hợp của Thái Lan và Indonesia.

Do đó, Bộ Tài chính cho hay, Bộ này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định khi sửa Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Việc đề xuất ưu đãi ôtô sản xuất trong nước như trên từng nhận được rất nhiều tranh luận trái chiều trong quá trình lấy ý kiến. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc xác định giá tính thuế như trên sẽ khuyến khích sản xuất lắp ráp, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ôtô trong nước. Tuy nhiên, Bộ này đề nghị cần nghiên cứu quy định trên để không vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử WTO và các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, nhất là những Hiệp định có hiệu lực liên quan đến lĩnh vực ô tô.

Trong khi đó, Bộ Công Thương lại ủng hộ đề xuất thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước theo tỷ lệ nội địa hoá (tức là các linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt). Theo Bộ Công Thương, tỷ lệ nội địa hoá với xe 9 chỗ ngồi được đặt mục tiêu là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010, song đến nay mới đạt tỷ lệ bình quân 7-10%.

Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp ôtô Việt Nam (VAMA) với đa phần thành viên là doanh nghiệp sản xuất ôtô ngoại lại quan ngại rằng chính sách này sẽ tạo ra một sân chơi không bình đẳng đối với các nhà sản xuất ôtô nói chung và không tuân thủ những cam kết của Việt Nam với WTO.

Tin mới

Nhiều thành phố Trung Quốc tạm dừng trợ cấp mua ô tô vì… hết kinh phí

Nhiều thành phố Trung Quốc tạm dừng trợ cấp mua ô tô vì… hết kinh phí

Theo đánh giá của các chuyên gia Reuters về các thông báo của chính phủ Trung Quốc, ít nhất đã có sáu thành phố và đô thị trên khắp Trung Quốc tạm dừng trợ cấp đổi ô tô cho người mua ô tô vào tháng 6, điều này có thể làm chậm doanh số bán ô tô mới tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mỹ sẽ tụt hậu về xe điện trong những năm tới?

Mỹ sẽ tụt hậu về xe điện trong những năm tới?

Trước những thay đổi về chính sách, BloombergNEF đã lần đầu tiên hạ triển vọng về xe điện của Mỹ trong cả ngắn hạn và dài hạn, cắt giảm 14 triệu xe chạy bằng pin khỏi dự báo doanh số bán hàng đến năm 2030 do Mỹ giảm thuế. Các nhà nghiên cứu hiện thấy quốc gia này không chỉ tụt hậu so với Trung Quốc và Châu Âu mà còn tụt hậu so với tỷ lệ áp dụng trung bình toàn cầu cho đến năm 2040.
Thị trường xe máy Việt Nam phục hồi, xe điện lên ngôi

Thị trường xe máy Việt Nam phục hồi, xe điện lên ngôi

Theo một thống kê mới nhất của Motorcyclesdata, thị trường xe máy Việt Nam đang phục hồi. Sau năm 2024 khá tích cực, với doanh số tăng 2,9 triệu (+4,9%), khởi đầu năm 2025 khởi sắc với doanh số tính đến tháng 5 là 1,32 triệu (+20,2%). Cái tên đáng chú ý ở mảng xe máy là Vinfast đang bùng nổ, kéo theo toàn bộ phân khúc xe điện của Việt Nam lên ngôi.