Ôtô phấp phỏng chờ... đại tăng giá
Một cuộc đại tăng giá trên cả xe nhập khẩu và xe lắp ráp đã được dự báo khiến thị trường rơi vào trạng thái phấp phỏng
Một cuộc đại tăng giá trên cả xe nhập khẩu và xe lắp ráp đã được dự báo khiến thị trường rơi vào trạng thái phấp phỏng.
Có thể nói đợt điều chỉnh giá bán tại thị trường xe nhập khẩu mới đây là “cú sốc” lớn nhất trong vòng 2 năm qua đối với cả giới kinh doanh lẫn người tiêu dùng.
Hai năm qua, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đem lại những kỳ vọng về một thị trường ôtô cạnh tranh, giá bán tiến dần đến mức chung của khu vực đồng thời chất lượng xe lắp ráp trong nước cũng được cải thiện.
Trên thực tế những kỳ vọng đó cũng đã phần nào được đáp ứng bởi 3 quyết định giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong năm 2007.
Cũng chính vì 3 lần giảm thuế liên tiếp đó, thậm chí giảm sớm hơn lộ trình khá nhiều, kéo theo 3 lần giá bán lẻ các loại xe hơi nhập khẩu được điều chỉnh đã “gieo” vào lòng người tiêu dùng một sự kỳ vọng mới về tốc độ tiếp cận thị trường xe hơi thế giới. Thế nhưng, sự kỳ vọng… quá mức đó vô hình trung đã trở thành nguyên căn khiến đợt tăng giá lần này trở thành một “cú sốc”.
Chưa hết, ngay sau khi Bộ Tài chính ra quyết định tăng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trở lại mức 70%, khả năng một đợt tăng thuế mới cũng đã trở thành hiện thực khi Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục tăng thuế nhằm hạn chế lượng xe nhập khẩu, giảm nhập siêu…
Điểm đáng chú ý là ở lần điều chỉnh thuế nhập khẩu tới đây (nếu xảy ra), diện điều chỉnh sẽ không chỉ là các loại xe (mới) nhập khẩu nguyên chiếc mà cả các linh kiện, bộ linh kiện phục vụ hoạt động sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước.
Bên cạnh đó, khả năng tăng giá mạnh mẽ trên thị trường ôtô tới đây sẽ càng có cơ sở trở thành hiện thực khi Bộ Công Thương cũng vừa đề xuất thêm giải pháp nhằm hạn chế lượng ôtô nhập khẩu. Trong đó theo ý kiến của Bộ Công Thương, việc tăng thuế đối với ôtô sẽ không chỉ áp dụng với loại thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng mà cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế trước bạ.
Nếu những giải pháp được đề xuất trên đây đều được thực hiện, một cuộc đại tăng giá trên thị trường ôtô Việt Nam dường như là không thể tránh khỏi, đồng thời cũng sẽ là đợt điều chỉnh giá toàn diện nhất bởi không chỉ các nhà nhập khẩu mà cả các hãng xe nội địa cũng sẽ tăng giá bán.
Song điều khiến thị trường rơi vào trạng thái phấp phỏng, lo lắng nhất là không biết quyết định giảm thuế tới đây sẽ được thực hiện vào thời điểm nào? Và các doanh nghiệp có kịp ứng phó để có được chính sách giá bán đỡ… sốc hơn đối với các khách hàng.
Việc liên tục điều chỉnh chính sách thuế đã và đang khiến các doanh nghiệp – đối tượng chịu tác động trực tiếp – tỏ ra lo lắng và bất bình. Tại cuộc gặp gỡ báo giới gần đây, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ford Việt Nam Micheal Pease, đã bảy tỏ sự chia sẻ với Chính phủ trước những khó khăn của nền kinh tế song cũng tha thiết mong muốn Chính phủ đưa ra được những kế hoạch trước khi chính thức quyết định điều chỉnh để doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh theo.
“Thuế là một công cụ để Chính phủ điều tiết kinh tế nên việc điều chỉnh thuế, nếu vẫn nằm trong lộ trình cam kết, là việc cần thiết. Có điều, mỗi quyết định điều chỉnh cần phải có sự tham vấn từ nhiều phía, trong đó có các doanh nghiệp sẽ chịu tác động trực tiếp đồng thời phải có thời gian được ấn định chí tiết và sớm để các doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi kế hoạch phù hợp với tình hình mới”, một chuyên gia kinh tế nhận định.
Có thể nói đợt điều chỉnh giá bán tại thị trường xe nhập khẩu mới đây là “cú sốc” lớn nhất trong vòng 2 năm qua đối với cả giới kinh doanh lẫn người tiêu dùng.
Hai năm qua, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đem lại những kỳ vọng về một thị trường ôtô cạnh tranh, giá bán tiến dần đến mức chung của khu vực đồng thời chất lượng xe lắp ráp trong nước cũng được cải thiện.
Trên thực tế những kỳ vọng đó cũng đã phần nào được đáp ứng bởi 3 quyết định giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong năm 2007.
Cũng chính vì 3 lần giảm thuế liên tiếp đó, thậm chí giảm sớm hơn lộ trình khá nhiều, kéo theo 3 lần giá bán lẻ các loại xe hơi nhập khẩu được điều chỉnh đã “gieo” vào lòng người tiêu dùng một sự kỳ vọng mới về tốc độ tiếp cận thị trường xe hơi thế giới. Thế nhưng, sự kỳ vọng… quá mức đó vô hình trung đã trở thành nguyên căn khiến đợt tăng giá lần này trở thành một “cú sốc”.
Chưa hết, ngay sau khi Bộ Tài chính ra quyết định tăng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trở lại mức 70%, khả năng một đợt tăng thuế mới cũng đã trở thành hiện thực khi Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục tăng thuế nhằm hạn chế lượng xe nhập khẩu, giảm nhập siêu…
Điểm đáng chú ý là ở lần điều chỉnh thuế nhập khẩu tới đây (nếu xảy ra), diện điều chỉnh sẽ không chỉ là các loại xe (mới) nhập khẩu nguyên chiếc mà cả các linh kiện, bộ linh kiện phục vụ hoạt động sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước.
Bên cạnh đó, khả năng tăng giá mạnh mẽ trên thị trường ôtô tới đây sẽ càng có cơ sở trở thành hiện thực khi Bộ Công Thương cũng vừa đề xuất thêm giải pháp nhằm hạn chế lượng ôtô nhập khẩu. Trong đó theo ý kiến của Bộ Công Thương, việc tăng thuế đối với ôtô sẽ không chỉ áp dụng với loại thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng mà cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế trước bạ.
Nếu những giải pháp được đề xuất trên đây đều được thực hiện, một cuộc đại tăng giá trên thị trường ôtô Việt Nam dường như là không thể tránh khỏi, đồng thời cũng sẽ là đợt điều chỉnh giá toàn diện nhất bởi không chỉ các nhà nhập khẩu mà cả các hãng xe nội địa cũng sẽ tăng giá bán.
Song điều khiến thị trường rơi vào trạng thái phấp phỏng, lo lắng nhất là không biết quyết định giảm thuế tới đây sẽ được thực hiện vào thời điểm nào? Và các doanh nghiệp có kịp ứng phó để có được chính sách giá bán đỡ… sốc hơn đối với các khách hàng.
Việc liên tục điều chỉnh chính sách thuế đã và đang khiến các doanh nghiệp – đối tượng chịu tác động trực tiếp – tỏ ra lo lắng và bất bình. Tại cuộc gặp gỡ báo giới gần đây, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ford Việt Nam Micheal Pease, đã bảy tỏ sự chia sẻ với Chính phủ trước những khó khăn của nền kinh tế song cũng tha thiết mong muốn Chính phủ đưa ra được những kế hoạch trước khi chính thức quyết định điều chỉnh để doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh theo.
“Thuế là một công cụ để Chính phủ điều tiết kinh tế nên việc điều chỉnh thuế, nếu vẫn nằm trong lộ trình cam kết, là việc cần thiết. Có điều, mỗi quyết định điều chỉnh cần phải có sự tham vấn từ nhiều phía, trong đó có các doanh nghiệp sẽ chịu tác động trực tiếp đồng thời phải có thời gian được ấn định chí tiết và sớm để các doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi kế hoạch phù hợp với tình hình mới”, một chuyên gia kinh tế nhận định.