Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?
Khi Elon Musk lần đầu thành lập nhà máy Tesla ở Trung Quốc, ông dường như đã chiếm thế thượng phong.
Musk đã tiếp cận được các nhà lãnh đạo hàng đầu và đảm bảo những thay đổi chính sách có lợi cho Tesla. Ông cũng giúp công nhân sở tại quen với thời gian làm việc dài và ít biện pháp bảo vệ hơn sau khi xung đột với các cơ quan quản lý Mỹ về điều kiện lao động tại nhà máy ở California của ông. Nhà máy ở Thượng Hải đã giúp Tesla trở thành công ty xe hơi có giá trị nhất thế giới và đưa Musk trở thành người siêu giàu.
Nhưng Tesla hiện đang gặp khó khăn. Musk đã giúp tạo ra đối thủ cạnh tranh của mình là những nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc. Các nhà sản xuất này đang chiếm thị phần và trở thành mối lo ngại về an ninh đối với Mỹ và Châu Âu.
Tại California, nơi Tesla ra mắt chiếc ô tô đầu tiên vào năm 2008, công ty đã thu được lợi nhuận từ quy định về khí thải cho phép họ bán các khoản tín chỉ carbon - trị giá hàng tỷ USD - cho các nhà sản xuất ô tô không thể đáp ứng các mục tiêu về ô nhiễm.
Khi Musk quay sang Trung Quốc, các nhà vận động hành lang của ông đã khuyến khích các nhà lãnh đạo ở đó áp dụng chính sách tương tự. Các tài liệu cho thấy họ làm việc thông qua các nhà bảo vệ môi trường ở California nhằm mục đích làm sạch không khí của Trung Quốc.
Theo công ty phân tích thị trường CRU Group, Bắc Kinh đã áp dụng chính sách này, cũng đang được các nhóm không liên quan đến Tesla thúc đẩy vào năm 2017. Sau khi Tesla mở nhà máy ở Thượng Hải vào năm 2020, công ty đã kiếm được hàng trăm triệu USD tín chỉ carbon thông qua chính sách này.
Nhà máy ở Thượng Hải đã thay thế nhà máy của Tesla ở Fremont, California, trở thành nhà máy lớn nhất và năng suất cao nhất, chiếm hơn một nửa lượng giao hàng toàn cầu và phần lớn lợi nhuận của công ty.
Khi nhà máy thành hình chỉ chưa đầy một năm, Musk đã làm việc chặt chẽ với Thủ tướng Lý Cường. Các ngân hàng nhà nước đã cung cấp cho Tesla các khoản vay lãi suất thấp, một thỏa thuận hào phóng.
Trung Quốc cũng thay đổi quy định về quyền sở hữu để Tesla có thể thành lập mà không cần đối tác địa phương, đây là lần đầu tiên một công ty ô tô nước ngoài ở Trung Quốc có thể thành lập.
Musk tiết kiệm chi phí sản xuất và lao động ở Thượng Hải và không thể dễ dàng thoát ra nếu ông muốn. Vì tài sản của tỷ phú này gắn liền với cổ phiếu Tesla nên tài sản cá nhân của ông giờ phụ thuộc vào những gì xảy ra ở Trung Quốc.
Nhưng việc Musk phụ thuộc vào nhà máy ở Thượng Hải có thể khiến Bắc Kinh có lợi thế hơn ông.
Đó là mối lo ngại vì công ty thứ hai của Musk, SpaceX, có các hợp đồng nhạy cảm với Lầu Năm Góc và kiểm soát phần lớn internet vệ tinh trên thế giới thông qua mạng Starlink của mình.
Musk đã nói rằng các công ty của ông không nên bị gộp lại. Nhưng ông cũng ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc và đứng về phía Trung Quốc trong các tranh chấp địa chính trị, ngay cả khi ông chỉ trích các chính trị gia ở Mỹ.
Musk, người luôn bóng gió rằng công nhân Mỹ lười biếng, đã yêu cầu cường độ cao ở nhà máy Fremont của Tesla, thậm chí đôi khi còn phải ngủ trên sàn nhà máy.
Tại Thượng Hải, Musk có thể thoát khỏi sự quản lý của các nhà quản lý và tổ chức lao động Mỹ.
Các công nhân nhà máy Trung Quốc, những người mô tả việc họ được yêu cầu làm việc sáu ca liên tục, mỗi ca kéo dài 12 tiếng trong thời gian thành phố đóng cửa vì virus corona vào năm 2022.
Một số ngủ trên sàn nhà máy, giống như ông Musk đã từng làm ở Fremont. Họ nói rằng họ có thể chọn không làm việc nhưng bị giảm lương.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn có một nhà máy Tesla để khởi động ngành công nghiệp EV. Đó chính xác là những gì đã xảy ra.
Tại Thượng Hải, Tesla chuyển sang sử dụng pin và linh kiện sản xuất tại địa phương, trong một số trường hợp giúp các nhà cung cấp phát triển công nghệ rồi bán cho xe điện Trung Quốc. Tesla cũng đào tạo ra một thế hệ tài năng.
Bây giờ Châu Âu và Mỹ đang phải cố gắng bắt kịp. Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết Trung Quốc đã có khởi đầu thuận lợi từ 5 đến 7 năm ở châu Âu.
Trong khi từ người tiên phong, giờ thì bản thân Tesla ngày càng dễ bị tổn thương. Đối thủ Trung Quốc BYD đã vượt qua về doanh số bán hàng trên toàn thế giới vào cuối năm ngoái. Tình hình đã có những thay đổi lớn khi ngay cả Musk cũng đã phải cảnh báo vào tháng 1 nếu không có rào cản thương mại, BYD và những công ty khác sẽ “đánh sập hầu hết các công ty ô tô khác trên thế giới”.