Tạm dừng mua xe công từ nguồn nhập khẩu

Phương Anh
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tạm dừng mua sắm ôtô công từ nguồn nhập khẩu
Việc tạm dừng mua sắm ôtô công từ nguồn nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/11/2010 - Ảnh: Đức Thọ.
Việc tạm dừng mua sắm ôtô công từ nguồn nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/11/2010 - Ảnh: Đức Thọ.
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 16308/BTC-QLCS hướng dẫn thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tạm dừng mua sắm ôtô công từ nguồn nhập khẩu.

Theo đó, các loại xe nằm trong diện tạm dừng mua sắm gồm ôtô chở người từ 4 đến 16 chỗ ngồi, ôtô chuyên dùng được hình thành từ nguồn vốn ngân sách, có nguồn gốc ngân sách, nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu tạm dừng mua ôtô công có nguồn gốc nhập khẩu nguyên chiếc để trang bị cho các chức danh có tiêu chuẩn và xe phục vụ công tác tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước và các công ty có vốn thuộc sở hữu Nhà nước bằng 100%...

Các trường hợp mua xe của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, mua xe theo các điều khoản quy định cụ thể tại các Hiệp định hoặc văn bản thoả thuận quốc tế đối với dự án vay nợ, viện trợ nước ngoài; xe ôtô đặc thù, chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng; xe lễ tân ngoại giao; xe chuyên dùng khác mà hiện tại trong nước chưa sản xuất được vẫn có thể mua từ nguồn nhập khẩu.

Việc tạm dừng mua sắm ôtô công từ nguồn nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/11/2010.

Cũng vì vậy, Bộ Tài chính cho biết, riêng đối với trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ký kết hợp đồng nhập khẩu, mua sắm trước ngày 30/11 thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 11/2010, mức nhập siêu của Việt Nam vào khoảng 10,7 tỷ USD, bằng 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ. Riêng trong tháng 11, nhập siêu ước đạt 1,3 tỷ USD, cao nhất trong vòng 9 tháng trở lại đây.

Trong số 32 mặt hàng nhập khẩu chính thì phương tiện vận tải và phụ tùng (trong đó có ôtô) có mức tăng cao là 51,4%, đứng thứ 3 sau lúa mì (79,1%) và bông (71,8%).

Theo đánh giá, mặc dù nhập siêu vẫn ở dưới mức mục tiêu 20% kim ngạch xuất khẩu, nhưng trong lúc tỷ giá VND/USD và lạm phát đang ở mức cao, thâm hụt cán cân thương mại kéo dài hoàn toàn gây bất lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm. Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo tạm dừng mua sắm xe công từ nguồn nhập khẩu nhằm góp phần hạn chế nhập siêu.

Tin mới

Mỹ nới lỏng các quy định về xe tự lái

Mỹ nới lỏng các quy định về xe tự lái

Chính quyền của Tổng thống Trump đang đơn giản hóa quy trình miễn trừ cho các nhà sản xuất ô tô triển khai xe tự lái không cần người lái, điều này có thể có lợi cho Tesla và các đối thủ cạnh tranh của hãng.
Thách thức của thị trường Việt trước cuộc chiến giá cả ô tô ở Trung Quốc

Thách thức của thị trường Việt trước cuộc chiến giá cả ô tô ở Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc hiện đang chứng kiến một cuộc chiến giá cả chưa từng có trong lịch sử ngành này. Sự chia rẽ sâu sắc, căng thẳng giữa các hãng ô tô đã đẩy ngành công nghiệp ô tô nước này ngày một xấu đi và có những ảnh hưởng nhất định tới các thị trường trong khu vực, trong đó có thị trường xe Việt.
Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Thị trường xe điện (EV) của châu Âu đang phát triển mạnh mẽ vào năm 2025, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, từ tháng 1 đến tháng 4, hơn 2,2 triệu xe điện đã được đăng ký trên khắp Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Na Uy và Iceland.
Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Đất hiếm rất quan trọng đối với các nhà sản xuất ô tô vì chúng được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu trong động cơ xe điện cũng như các thành phần khác có trong tất cả các loại ô tô. Trung Quốc, quốc gia thống trị nguồn cung và chế biến vật liệu, đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu vào tháng 4 vừa qua để ứng phó với cuộc chiến thuế quan leo thang của Mỹ khiến ngành ô tô toàn cầu rơi vào tình thế khó khăn.
#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

Giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp ô tô điện, BYD – ông lớn xe điện hàng đầu Trung Quốc – đã khiến cả thị trường “náo loạn” khi tung chương trình giảm giá sâu tới 34% trên hơn 20 mẫu xe. Động thái quyết liệt này không chỉ là để dọn hàng tồn kho, gạt thêm miếng bánh thị phần về tay mình, mà còn đặt nền móng cho một cuộc chiến giá khốc liệt nhất lịch sử ngành ô tô Trung Quốc, với hệ lụy sâu rộng và khó lường cho tương lai ngành xe điện thế giới.