Thuế nhập khẩu ôtô và tính dự báo được của chính sách
Thời hạn có hiệu lực quá ngắn của quyết định tăng thuế đã đẩy nhiều nhà nhập khẩu ôtô vào tình thế khó khăn
Với lý do hạn chế ách tắc giao thông, Bộ Tài chính vừa ra quyết định tăng thuế nhập khẩu ôtô từ 60% lên 70% ngày 11/3 vừa qua.
>>Nản lòng vì thuế ôtô
Quyết định tăng thuế nhập khẩu ôtô này sẽ có hiệu lực ngay sau 15 ngày đăng công báo.
Vốn dĩ chính sách luôn là một vấn đề khó khăn, và rất khó có thể nói một chính sách là đúng hay sai nếu không xem xét cẩn thận xem chúng ta đang đứng trên lâp trường nào, của nhóm lợi ích nào, trong khoảng thời gian và bối cảnh nào.
Chính vì vậy chúng ta sẽ không xem xét đến tác dụng thực sự quyết định tăng thuế này với việc hạn chế ách tắc, cho dù xe sản xuất trong nước đang chiếm đến 75% thị phần. Về nguyên tắc, khi thuế xe nhập khẩu tăng đẩy giá xe nhập tăng, rất có thể trong một số điều kiện giá xe trong nước cũng sẽ tăng theo.
Chúng ta cũng sẽ không xem xét đến tính công bằng và lợi ích của người tiêu dùng trong vấn đề này. Thực tế, rất khó khăn khi chỉ ra đâu là tính công bằng của một loại thuế. Về cơ bản, các nhóm hoạt động bảo về lợi ích người tiêu dùng thường tập trung vào chất lượng sản phẩm và độ minh bạch thông tin hơn là về giá. Hơn nữa, chúng ta không nói đến tất cả người tiêu dùng, chúng ta đang nói đến một nhóm người tiêu dùng sản phẩm ôtô - một sản phẩm chiếm nhiều hơn tài nguyên không gian giao thông do kích thước to hơn và cũng đòi hỏi chỗ đỗ lớn hơn, chiếm nhiều hơn tài nguyên về môi trường không khí sạch do tạo ra nhiều khí thải và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.
Do vậy, nhìn từ một số quan điểm thì việc họ phải chịu phí tổn cao hơn (vào thuế đóng cho Nhà nước) không hẳn là bất hợp lý.
Tuy nhiên, cái người viết thật sự muốn đề cập đến ở đây lại là cái thời hạn 15 ngày hiệu lực hóa mức thuế mới trên. Cái thời hạn quá ngắn này đã đẩy nhiều nhà nhập khẩu vào tình thế phải chịu lỗ vì đã trót thỏa thuận bán truớc đó.
Thông thường, một chiếc xe ôtô nhập khẩu từ Bắc Mỹ phải mất trên dưới một tháng là tối thiểu mới có thể cập cảng Việt Nam, nếu không có trục trặc gì… Vậy có hợp lý hay không, khi thời hạn áp thuế chỉ có 15 ngày?
Rõ ràng ở đây tính dự đoán được (predictable) của chính sách đã không được các cơ quan chức năng coi trọng đúng mức như một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quá trình ra chính sách. Trong khi đó, đây lại là yếu tố cơ bản để duy trì lòng tin của người dân với bộ máy chính quyền.
Sẽ không có nhà kinh doanh nào có thể yên tâm hoạt động trong một môi trường kinh doanh mà các hành lang pháp lý, các quy định chính sách thay đổi xoành xoạch, trở tay không kịp. Một môi trường kinh doanh như vậy rõ ràng là mang tính rủi ro quá lớn.
Tính dự đoán được của chính sách không được tôn trọng đúng mức cũng là một trong những nguồn gốc tạo ra sự tiêu cực và sự bất bình đẳng, tạo ra kẽ hở cho những thành phần của bộ máy và các doanh nghiệp cánh hẩu cấu kết với nhau kiếm lời dựa trên sự bất đối xứng thông tin trên thị trường. Trong việc tăng thuế vừa qua, đã có những doanh nghiệp khóc dở mếu dở vì không kịp trở tay và những doanh nghiệp do biết trước thông tin nên đã hưởng lợi từ việc ém hàng lại từ trước đó để tăng giá.
Hành vi giữ hàng lại chờ giá cao là hành vi rất bình thường của doanh nghiệp hoạt động hướng lợi nhuận và không cần thiết chỉ trích về mặt đạo đức. Nhưng dấu hỏi đặt ra là tại sao một số doanh nghiệp biết trước thông tin còn một số doanh nghiệp khác thì không?
Và một kết luận khác cũng dễ rút ra là nếu thời gian thực thi sắc thuế này đủ hợp lý để tất các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị thì việc biết trước thông tin của một số doanh nghiệp sẽ trở thành vô nghĩa, và như vậy góp phần loại trừ tiêu cực.
Một lần nữa, các nhà ra chính sách của Việt Nam cần nhìn nhận lại quá trình ra chính sách và đặt tính dự báo được như một đòi hỏi tiên quyết, để môi trường kinh doanh trở nên hấp dẫn và lành mạnh hơn.
>>Nản lòng vì thuế ôtô
Quyết định tăng thuế nhập khẩu ôtô này sẽ có hiệu lực ngay sau 15 ngày đăng công báo.
Vốn dĩ chính sách luôn là một vấn đề khó khăn, và rất khó có thể nói một chính sách là đúng hay sai nếu không xem xét cẩn thận xem chúng ta đang đứng trên lâp trường nào, của nhóm lợi ích nào, trong khoảng thời gian và bối cảnh nào.
Chính vì vậy chúng ta sẽ không xem xét đến tác dụng thực sự quyết định tăng thuế này với việc hạn chế ách tắc, cho dù xe sản xuất trong nước đang chiếm đến 75% thị phần. Về nguyên tắc, khi thuế xe nhập khẩu tăng đẩy giá xe nhập tăng, rất có thể trong một số điều kiện giá xe trong nước cũng sẽ tăng theo.
Chúng ta cũng sẽ không xem xét đến tính công bằng và lợi ích của người tiêu dùng trong vấn đề này. Thực tế, rất khó khăn khi chỉ ra đâu là tính công bằng của một loại thuế. Về cơ bản, các nhóm hoạt động bảo về lợi ích người tiêu dùng thường tập trung vào chất lượng sản phẩm và độ minh bạch thông tin hơn là về giá. Hơn nữa, chúng ta không nói đến tất cả người tiêu dùng, chúng ta đang nói đến một nhóm người tiêu dùng sản phẩm ôtô - một sản phẩm chiếm nhiều hơn tài nguyên không gian giao thông do kích thước to hơn và cũng đòi hỏi chỗ đỗ lớn hơn, chiếm nhiều hơn tài nguyên về môi trường không khí sạch do tạo ra nhiều khí thải và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.
Do vậy, nhìn từ một số quan điểm thì việc họ phải chịu phí tổn cao hơn (vào thuế đóng cho Nhà nước) không hẳn là bất hợp lý.
Tuy nhiên, cái người viết thật sự muốn đề cập đến ở đây lại là cái thời hạn 15 ngày hiệu lực hóa mức thuế mới trên. Cái thời hạn quá ngắn này đã đẩy nhiều nhà nhập khẩu vào tình thế phải chịu lỗ vì đã trót thỏa thuận bán truớc đó.
Thông thường, một chiếc xe ôtô nhập khẩu từ Bắc Mỹ phải mất trên dưới một tháng là tối thiểu mới có thể cập cảng Việt Nam, nếu không có trục trặc gì… Vậy có hợp lý hay không, khi thời hạn áp thuế chỉ có 15 ngày?
Rõ ràng ở đây tính dự đoán được (predictable) của chính sách đã không được các cơ quan chức năng coi trọng đúng mức như một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quá trình ra chính sách. Trong khi đó, đây lại là yếu tố cơ bản để duy trì lòng tin của người dân với bộ máy chính quyền.
Sẽ không có nhà kinh doanh nào có thể yên tâm hoạt động trong một môi trường kinh doanh mà các hành lang pháp lý, các quy định chính sách thay đổi xoành xoạch, trở tay không kịp. Một môi trường kinh doanh như vậy rõ ràng là mang tính rủi ro quá lớn.
Tính dự đoán được của chính sách không được tôn trọng đúng mức cũng là một trong những nguồn gốc tạo ra sự tiêu cực và sự bất bình đẳng, tạo ra kẽ hở cho những thành phần của bộ máy và các doanh nghiệp cánh hẩu cấu kết với nhau kiếm lời dựa trên sự bất đối xứng thông tin trên thị trường. Trong việc tăng thuế vừa qua, đã có những doanh nghiệp khóc dở mếu dở vì không kịp trở tay và những doanh nghiệp do biết trước thông tin nên đã hưởng lợi từ việc ém hàng lại từ trước đó để tăng giá.
Hành vi giữ hàng lại chờ giá cao là hành vi rất bình thường của doanh nghiệp hoạt động hướng lợi nhuận và không cần thiết chỉ trích về mặt đạo đức. Nhưng dấu hỏi đặt ra là tại sao một số doanh nghiệp biết trước thông tin còn một số doanh nghiệp khác thì không?
Và một kết luận khác cũng dễ rút ra là nếu thời gian thực thi sắc thuế này đủ hợp lý để tất các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị thì việc biết trước thông tin của một số doanh nghiệp sẽ trở thành vô nghĩa, và như vậy góp phần loại trừ tiêu cực.
Một lần nữa, các nhà ra chính sách của Việt Nam cần nhìn nhận lại quá trình ra chính sách và đặt tính dự báo được như một đòi hỏi tiên quyết, để môi trường kinh doanh trở nên hấp dẫn và lành mạnh hơn.