Tiếp tục điều chỉnh thuế ôtô nhập khẩu?
Các mức thuế suất mới dự kiến sẽ đồng loạt có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016
Nhiều khả năng các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại ôtô nhập khẩu sẽ tiếp tục được điều chỉnh.
Giảm ít với xe nhỏ
Theo bản dự thảo mới nhất (ngày 17/3/2016) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế, các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu sẽ tiếp tục được điều chỉnh so với dự thảo lần trước.
Đáng chú ý là các mức thuế suất áp dụng trên các loại xe chở người dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh động cơ nhỏ.
Cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu chở người dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh động cơ từ 1.500 cm3 trở xuống sẽ giảm từ mức 45% hiện hành xuống còn 40% kể từ ngày 1/7/2016, sau đó giảm tiếp xuống còn 35% kể từ ngày 1/1/2018;
Thuế suất đối với xe có dung tích xi-lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 giữ nguyên mức 45% hiện hành đến ngày 31/12/2017, sau đó giảm xuống còn 40% kể từ ngày 1/1/2018;
Đối với các loại xe có dung tích xi-lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 sẽ không có bất kỳ điều chỉnh nào, tức là giữ nguyên mức 50% hiện hành.
Trong khi các loại xe có dung tích xi-lanh từ 2.000 cm3 trở xuống được điều chỉnh giảm từ các loại xe có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3 sẽ bắt đầu tăng lên.
Cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho xe có dung tích xi-lanh trền 2.500 cm đến 3.000 cm3 sẽ tăng từ mức 50% hiện hành lên 55% kể từ ngày 1/7/2016, sau đó tăng tiếp lên 60% kể từ ngày 1/1/2018.
Mức thuế suất đối với các loại xe có dung tích xi-lanh trên 3.000 cm3 nêu tại dự thảo lần này không có thay đổi gì so với bản dự thảo trước, đồng nghĩa vẫn phải chịu tỷ lệ tăng rất mạnh so với hiện hành.
Chi tiết hơn, mức thuế 90% vẫn được duy trì như đề xuất ban đầu đối với xe có dung tích xi-lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3, tiếp theo là mức thuế suất 110% đối với xe có dung tích xi-lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3, 130% đối với xe có dung tích xi-lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 và 150% đối với xe có dung tích xi-lanh trên 6.000 cm3.
Các mức thuế suất mới dự kiến sẽ đồng loạt có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016. Tất cả các loại xe này hiện đều đang chịu chung mức thuế 60%.
Hỗ trợ công nghiệp ôtô trong nước
Về những điều chỉnh tại bản dự thảo mới, theo báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi tiến hành lấy ý kiến đóng góp về dự thảo luật trước đó, đã có nhiều ý kiến đề nghị không chia thành nhóm nhỏ đối với xe có dung tích xi-lanh động cơ dưới 2.000 cm3, không phân loại dung tích dưới 1.000 cm3 và đề nghị không giảm thuế quá sâu đối với dòng xe dưới 2.000 cm3.
Bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến cho rằng việc chia nhỏ và giảm thuế suất quá sâu đối với dòng xe có dung tích xi-lanh nhỏ sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước và chủ yếu ưu đãi cho xe nhập khẩu.
Đối với việc cắt bớt tỷ lệ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho các loại xe có dung tích xi-lanh động cơ từ 2.000 cm3 trở xuống, theo báo cáo của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là nhằm tránh hiện tượng các doanh nghiệp lợi dụng nhập khẩu dòng xe có dung tích xi-lanh nhỏ để bán mà không chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp ôtô.
Quan điểm này xuất phát từ mục tiêu tập trung ưu tiên phát triển đối với phân nhóm dòng xe có dung tích xi-lanh nhỏ, sử dụng ít nhiên liệu, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam tại Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Báo cáo mới đây của Chính phủ cũng cho biết, trong giai đoạn 9 tháng năm 2015, số lượng ôtô có dung tích xi-lanh từ 1.000 cm3 trở xuống nhập khẩu đạt khoảng 8.650 chiếc, chiếm đến 89% số lượng xe có dung tích xi-lanh từ 1.000 cm3 trở xuống tiêu thụ trên thị trường.
Đồng nghĩa, tỷ lệ xe cùng có dung tích xi-lanh động cơ tương tự được lắp ráp trong nước bán ra thị trường chỉ vào khoảng 11%.
Do đó, “tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không chia nhỏ dòng xe có dung tích xi-lanh dưới 2.000 cm3 như dự thảo luật. Đồng thời, điều chỉnh giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô có dung tích xi-lanh dưới 2.000 cm3 mỗi năm giảm xuống 5% so với thuế suất hiện hành và bỏ lộ trình giảm trong năm 2019, điều chỉnh lại lộ trình tăng thuế suất đối với loại xe có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 3.000 cm3”.
Giảm ít với xe nhỏ
Theo bản dự thảo mới nhất (ngày 17/3/2016) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế, các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu sẽ tiếp tục được điều chỉnh so với dự thảo lần trước.
Đáng chú ý là các mức thuế suất áp dụng trên các loại xe chở người dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh động cơ nhỏ.
Cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu chở người dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh động cơ từ 1.500 cm3 trở xuống sẽ giảm từ mức 45% hiện hành xuống còn 40% kể từ ngày 1/7/2016, sau đó giảm tiếp xuống còn 35% kể từ ngày 1/1/2018;
Thuế suất đối với xe có dung tích xi-lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 giữ nguyên mức 45% hiện hành đến ngày 31/12/2017, sau đó giảm xuống còn 40% kể từ ngày 1/1/2018;
Đối với các loại xe có dung tích xi-lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 sẽ không có bất kỳ điều chỉnh nào, tức là giữ nguyên mức 50% hiện hành.
Trong khi các loại xe có dung tích xi-lanh từ 2.000 cm3 trở xuống được điều chỉnh giảm từ các loại xe có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3 sẽ bắt đầu tăng lên.
Cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho xe có dung tích xi-lanh trền 2.500 cm đến 3.000 cm3 sẽ tăng từ mức 50% hiện hành lên 55% kể từ ngày 1/7/2016, sau đó tăng tiếp lên 60% kể từ ngày 1/1/2018.
Mức thuế suất đối với các loại xe có dung tích xi-lanh trên 3.000 cm3 nêu tại dự thảo lần này không có thay đổi gì so với bản dự thảo trước, đồng nghĩa vẫn phải chịu tỷ lệ tăng rất mạnh so với hiện hành.
Chi tiết hơn, mức thuế 90% vẫn được duy trì như đề xuất ban đầu đối với xe có dung tích xi-lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3, tiếp theo là mức thuế suất 110% đối với xe có dung tích xi-lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3, 130% đối với xe có dung tích xi-lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 và 150% đối với xe có dung tích xi-lanh trên 6.000 cm3.
Các mức thuế suất mới dự kiến sẽ đồng loạt có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016. Tất cả các loại xe này hiện đều đang chịu chung mức thuế 60%.
Hỗ trợ công nghiệp ôtô trong nước
Về những điều chỉnh tại bản dự thảo mới, theo báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi tiến hành lấy ý kiến đóng góp về dự thảo luật trước đó, đã có nhiều ý kiến đề nghị không chia thành nhóm nhỏ đối với xe có dung tích xi-lanh động cơ dưới 2.000 cm3, không phân loại dung tích dưới 1.000 cm3 và đề nghị không giảm thuế quá sâu đối với dòng xe dưới 2.000 cm3.
Bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến cho rằng việc chia nhỏ và giảm thuế suất quá sâu đối với dòng xe có dung tích xi-lanh nhỏ sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước và chủ yếu ưu đãi cho xe nhập khẩu.
Đối với việc cắt bớt tỷ lệ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho các loại xe có dung tích xi-lanh động cơ từ 2.000 cm3 trở xuống, theo báo cáo của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là nhằm tránh hiện tượng các doanh nghiệp lợi dụng nhập khẩu dòng xe có dung tích xi-lanh nhỏ để bán mà không chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp ôtô.
Quan điểm này xuất phát từ mục tiêu tập trung ưu tiên phát triển đối với phân nhóm dòng xe có dung tích xi-lanh nhỏ, sử dụng ít nhiên liệu, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam tại Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Báo cáo mới đây của Chính phủ cũng cho biết, trong giai đoạn 9 tháng năm 2015, số lượng ôtô có dung tích xi-lanh từ 1.000 cm3 trở xuống nhập khẩu đạt khoảng 8.650 chiếc, chiếm đến 89% số lượng xe có dung tích xi-lanh từ 1.000 cm3 trở xuống tiêu thụ trên thị trường.
Đồng nghĩa, tỷ lệ xe cùng có dung tích xi-lanh động cơ tương tự được lắp ráp trong nước bán ra thị trường chỉ vào khoảng 11%.
Do đó, “tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không chia nhỏ dòng xe có dung tích xi-lanh dưới 2.000 cm3 như dự thảo luật. Đồng thời, điều chỉnh giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô có dung tích xi-lanh dưới 2.000 cm3 mỗi năm giảm xuống 5% so với thuế suất hiện hành và bỏ lộ trình giảm trong năm 2019, điều chỉnh lại lộ trình tăng thuế suất đối với loại xe có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 3.000 cm3”.