Tổng thống Putin yêu cầu chính phủ hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô của Nga

Khôi Nguyên
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho chính phủ của ông nhanh chóng đưa ra các biện pháp mới để hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi trong nước, vốn đã chứng kiến ​​sự sụt giảm doanh số nặng nề kể từ khi xảy ra xung đột với Ukraine.
Theo số liệu của Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB), trong bối cảnh nhu cầu từ người mua Nga bị hạn chế và các vấn đề hậu cần nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt của phương Tây, doanh số bán xe hơi tại quốc gia này đã giảm kỷ lục 83,5% trong tháng 5.  
Theo số liệu của Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB), trong bối cảnh nhu cầu từ người mua Nga bị hạn chế và các vấn đề hậu cần nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt của phương Tây, doanh số bán xe hơi tại quốc gia này đã giảm kỷ lục 83,5% trong tháng 5.  

"Tôi yêu cầu chính phủ cho biết chi tiết những biện pháp nhanh chóng mà họ đang thực hiện để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô và ổn định thị trường nội địa", ông Putin nói trong cuộc họp với các quan chức được phát trên kênh truyền hình nhà nước.

Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Putin nói rằng chính phủ nên đưa ra một kế hoạch cập nhật trước ngày 1 tháng 9.

Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Denis Manturov ngay sau đó đã cho biết Moscow sẽ phân bổ 20,7 tỷ rúp (377 triệu USD) trong năm nay để hỗ trợ nhu cầu về ô tô.

Khoảng 10,2 tỷ rúp sẽ được chi để tiếp tục các khoản vay mua ô tô với phần còn lại được phân chia giữa hỗ trợ giá thuê ưu đãi cũng như chiết khấu cho các loại xe chạy bằng xăng và điện.

Cơ quan thống kê Nga Rosstat cho biết, giá xe hơi đã tăng gần 50% kể từ đầu năm, làm sụt giảm nhu cầu ở một quốc gia nơi thu nhập hộ gia đình giảm trong khi lạm phát dao động gần mức cao nhất trong 20 năm qua.

Trong những tuần gần đây, một loạt quan chức đã cảnh báo về sự sụt giảm nhu cầu có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế, vốn đã được dự báo là tồi tệ nhất trong ít nhất hai thập kỷ.

Mặc dù có động lực thay thế nhập khẩu cao, ngành công nghiệp ô tô của Nga vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thiết bị nước ngoài.

Trong khi đó, nhà sản xuất Lada Avtovaz, nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Nga, đã ngừng sản xuất hơn hai tháng với lý do thiếu các bộ phận điện tử.

Trước đó, vào tháng 5, gã khổng lồ ô tô Pháp Renault đã đạt được thỏa thuận bán phần lớn cổ phần của mình trong Avtovaz cho một viện khoa học của Nga, được cho là với số tiền tượng trưng chỉ một rúp, với quyền chọn mua lại trong sáu năm.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.