Toyota định giảm 30% giá xe vào năm 2013
Hãng sản xuất xe hơi của Nhật Bản đang cố gắng đánh bại các đối thủ như Volkswagen và Hyundai
Hãng sản xuất xe hơi của Nhật Bản đang cố gắng đánh bại các đối thủ như Volkswagen và Hyundai. Để đạt được mục tiêu này, Toyota dự định giảm 30% giá bán các sản phẩm vào năm 2013.
Theo tờ Mibz, Toyota đang cố gắng tăng cường hơn vị trí dẫn đầu của mình trong số các nhà sản xuất xe hơi thế giới, trong đó có dự định thực thi chiến lược giảm giá mạnh mẽ, lên tới 30%, trong những năm tới.
Tỷ lệ phần trăm này bằng đúng khoản chênh lệch về giá giữa xe của Toyota và Hyundai, Kia. Takeshi Shirane, Giám đốc kinh doanh của Toyota, kế hoạch này sẽ đưa giá xe Toyota ngang với các sản phẩm Hàn Quốc, ngăn không cho các hãng Hàn Quốc giành thị phần của Toyota tại những thị trường mới nổi.
Toyota đang phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ Volkswagen và Hyundai, những hiệu xe đang ngày càng nổi tiếng hơn ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, hãng xe Nhật buộc phải thay đổi chính sách giá toàn cầu, ông Shirane cho hay.
Hiện tại, các kỹ sư và nhà cung cấp của Toyota đang hợp sức thiết kế và sản xuất khoảng 165 linh kiện cơ bản để giảm bớt tổng chi phí. Theo chiến lược mới, với tên gọi RR-CI, Toyota sẽ sử dụng các linh kiện khác nhau cho cùng một mẫu xe, tại nhiều khu vực trên toàn cầu.
Trong một diễn biến khác, cuối tuần qua, Toyota đã quyết định sẽ tái khởi động việc xây dựng nhà máy ôtô của hãng tại Blue Springs, Mississippi (Mỹ). Nhà máy này sẽ sử dụng khoảng 2.000 lao động và dự kiến đi vào hoạt động vào năm tới.
Văn phòng Thống đốc bang Mississippi cho biết, bang đã cam kết chi hơn 290 triệu USD cho dự án trên. Toyota cũng chi thêm 10 triệu USD để hỗ trợ bang này xây dựng đường sá; mở rộng hệ thống cung cấp nước và thoát nước và tài trợ cho giáo dục.
Theo kế hoạch, nhà máy trên mỗi năm sẽ sản xuất 150.000 chiếc xe Corolla loại compact. Với động thái này, Toyota quyết định quay lại sản xuất tại khu vực Bắc Mỹ sau một thời gian tạm lùi về "sân nhà" do rút khỏi liên doanh ở California với General Motors hồi tháng 4 vừa qua.
Việc Toyota tái khởi động xây dựng nhà máy trên được coi là một cơ hội với hãng sản xuất ôtô lớn nhất thế giới này, nhằm tạo lại "hình ảnh" và danh tiếng của hãng bị sa sút trong thời gian gần đây do hàng loạt các vụ thu hồi để sửa chữa xe do sự cố trên khắp thế giới, đặc biệt tại thị trường chủ chốt của hãng là khu vực Bắc Mỹ.
Trong khi đó, hôm 18/6, Toyota đã quyết định đóng cửa một nhà máy tại Trung Quốc do cuộc đình công tại công ty cung cấp linh kiện, phụ tùng. Tình trạng đình công đã lan rộng trong ngành ô tô Trung Quốc tháng qua, do công nhân bất bình với mức lương doanh nghiệp trả.
Bà Mieko Iwasaki, một người phát ngôn của Toyota tại Nhật, cho biết Toyota đã đóng cửa nhà máy Thiên Tân vào trưa 18/6 sau khi có cuộc đình công tại nhà máy Toyoda Gosei Co. trong cùng thành phố, đơn vị cung cấp linh kiện, phụ tùng cho hãng.
Công nhân một nhà cung cấp khác của Toyota tại Trung Quốc là Tianjin Star Light Rubber & Plastic Co. cũng đã đình công vào ngày 15/6. Vụ việc đã được giải quyết khi công ty đề xuất tăng lương cho công nhân.
Theo tờ Mibz, Toyota đang cố gắng tăng cường hơn vị trí dẫn đầu của mình trong số các nhà sản xuất xe hơi thế giới, trong đó có dự định thực thi chiến lược giảm giá mạnh mẽ, lên tới 30%, trong những năm tới.
Tỷ lệ phần trăm này bằng đúng khoản chênh lệch về giá giữa xe của Toyota và Hyundai, Kia. Takeshi Shirane, Giám đốc kinh doanh của Toyota, kế hoạch này sẽ đưa giá xe Toyota ngang với các sản phẩm Hàn Quốc, ngăn không cho các hãng Hàn Quốc giành thị phần của Toyota tại những thị trường mới nổi.
Toyota đang phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ Volkswagen và Hyundai, những hiệu xe đang ngày càng nổi tiếng hơn ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, hãng xe Nhật buộc phải thay đổi chính sách giá toàn cầu, ông Shirane cho hay.
Hiện tại, các kỹ sư và nhà cung cấp của Toyota đang hợp sức thiết kế và sản xuất khoảng 165 linh kiện cơ bản để giảm bớt tổng chi phí. Theo chiến lược mới, với tên gọi RR-CI, Toyota sẽ sử dụng các linh kiện khác nhau cho cùng một mẫu xe, tại nhiều khu vực trên toàn cầu.
Trong một diễn biến khác, cuối tuần qua, Toyota đã quyết định sẽ tái khởi động việc xây dựng nhà máy ôtô của hãng tại Blue Springs, Mississippi (Mỹ). Nhà máy này sẽ sử dụng khoảng 2.000 lao động và dự kiến đi vào hoạt động vào năm tới.
Văn phòng Thống đốc bang Mississippi cho biết, bang đã cam kết chi hơn 290 triệu USD cho dự án trên. Toyota cũng chi thêm 10 triệu USD để hỗ trợ bang này xây dựng đường sá; mở rộng hệ thống cung cấp nước và thoát nước và tài trợ cho giáo dục.
Theo kế hoạch, nhà máy trên mỗi năm sẽ sản xuất 150.000 chiếc xe Corolla loại compact. Với động thái này, Toyota quyết định quay lại sản xuất tại khu vực Bắc Mỹ sau một thời gian tạm lùi về "sân nhà" do rút khỏi liên doanh ở California với General Motors hồi tháng 4 vừa qua.
Việc Toyota tái khởi động xây dựng nhà máy trên được coi là một cơ hội với hãng sản xuất ôtô lớn nhất thế giới này, nhằm tạo lại "hình ảnh" và danh tiếng của hãng bị sa sút trong thời gian gần đây do hàng loạt các vụ thu hồi để sửa chữa xe do sự cố trên khắp thế giới, đặc biệt tại thị trường chủ chốt của hãng là khu vực Bắc Mỹ.
Trong khi đó, hôm 18/6, Toyota đã quyết định đóng cửa một nhà máy tại Trung Quốc do cuộc đình công tại công ty cung cấp linh kiện, phụ tùng. Tình trạng đình công đã lan rộng trong ngành ô tô Trung Quốc tháng qua, do công nhân bất bình với mức lương doanh nghiệp trả.
Bà Mieko Iwasaki, một người phát ngôn của Toyota tại Nhật, cho biết Toyota đã đóng cửa nhà máy Thiên Tân vào trưa 18/6 sau khi có cuộc đình công tại nhà máy Toyoda Gosei Co. trong cùng thành phố, đơn vị cung cấp linh kiện, phụ tùng cho hãng.
Công nhân một nhà cung cấp khác của Toyota tại Trung Quốc là Tianjin Star Light Rubber & Plastic Co. cũng đã đình công vào ngày 15/6. Vụ việc đã được giải quyết khi công ty đề xuất tăng lương cho công nhân.