Việt Nam giảm nhập khẩu ô tô

Đức Thọ
Mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn khi sụt giảm cả về số lượng lẫn giá trị kim ngạch.
Sự sụt giảm và bất ổn định của xe nhập khẩu chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân là những ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.
Sự sụt giảm và bất ổn định của xe nhập khẩu chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân là những ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.

Báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính trong tháng 11/2020 có khoảng 13.080 xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về nước, đạt giá trị kim ngạch 285 triệu USD.

So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tháng 11/2020 tăng trưởng 11,6% về lượng và tăng 8,1% về giá trị. Tuy nhiên, so với tháng liền kề trước đó, mặt hàng này đã bị sụt giảm đáng kể.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng xe nhập khẩu tháng 10/2020 đạt 14.500 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch 297 triệu USD.

Sự sụt giảm và bất ổn định của xe nhập khẩu chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân là những ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù Việt Nam đang khống chế dịch rất tốt song ở nhiều nước trên thế giới, đại dịch vẫn đang hoành hành rất nặng nề.

Bên cạnh đó, bản thân thị trường ô tô trong nước cũng đang tạo những áp lực lên nhóm xe nhập khẩu.

Trong khi các loại xe lắp ráp trong nước được hưởng chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 70/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì các hãng xe nhập khẩu đang phải tự mình vượt khó.

Nhờ được hỗ trợ lệ phí trước bạ, chi phí mua xe của người tiêu dùng đối với các loại ô tô lắp ráp trong nước thời gian qua đã giảm đáng kể. Từ đó, sức mua trên thị trường đối với nhóm sản phẩm này đã và đang tăng lên đáng kể.

Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng sản lượng bán hàng của các loại xe lắp ráp trong nước tháng 10/2020 vừa qua đã đạt 20.498 chiếc, tăng 15% so với tháng liền trước.

Ngoài ra, cũng có thể kể đến một nguyên nhân nữa khiến mặt hàng ô tô nhập khẩu gặp khó khăn là các doanh nghiệp đã và đang tăng cường chuyển dịch cơ cấu sản phẩm.

Đơn cử trường hợp mẫu xe Fortuner được Toyota quay trở lại lắp ráp trong nước thay vì nhập khẩu từ Indonesia, Honda cũng dừng nhập khẩu mẫu xe CR-V từ Thái Lan để lắp ráp trong nước và Mitsubishi đã lắp ráp mẫu xe Xpander chứ không còn nhập khẩu từ Indonesia.

Đáng chú ý, đây đều là một trong những mẫu xe có sản lượng bán hàng tốt nhất trên thị trường của cả Toyota, Honda lẫn Mitsubishi.

Trở lại với các con số. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cộng dồn 11 tháng năm 2020 ước đạt 93.190 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch 2,045 tỷ USD, giảm đến 29,8% về lượng và giảm 30,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại dịch Covid-19 vẫn đang gây những áp lực rất lớn lên thị trường ô tô nói chung và kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nói riêng. Dự báo trong tháng cuối năm, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ có khởi sắc sau những nỗ lực kích cầu. Tuy nhiên, viễn cảnh về cú tăng trưởng mạnh mẽ sẽ không nhiều sáng sủa.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.