Xe hơi chạy điện siêu rẻ tìm cơ hội

Kiều Oanh
Một hãng xe ít tên tuổi của Ấn Độ vừa quyết định sản xuất hàng loạt mẫu ôtô điện siêu rẻ có tên Reva
Reva được cung cấp năng lượng từ pin chì - acid, mỗi lần xạc có thể chạy 80 km. Tốc độ tối đa mà xe có thể đạt tới là 50 km/h.
Reva được cung cấp năng lượng từ pin chì - acid, mỗi lần xạc có thể chạy 80 km. Tốc độ tối đa mà xe có thể đạt tới là 50 km/h.
Một hãng xe ít tên tuổi của Ấn Độ vừa quyết định sản xuất hàng loạt mẫu ôtô điện siêu rẻ có tên Reva.

Kế hoạch này ra đời trong bối cảnh gần như mọi hãng ôtô trên thế giới cùng hướng tới việc cho ra đời những chiếc xe thân thiện với môi trường.

Hãng xe gia đình Reva Electric Car cho biết, họ đang xây dựng một nhà máy cách thành phố Bangalore của Ấn Độ 40km về phía Nam để sản xuất số lượng lớn chiếc xe điện Reva. Đây là chiếc xe có 2 chỗ ngồi, có giá thấp nhất chỉ 7.000 USD.

Khi bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 1/2010, đây sẽ là nhà máy sản xuất xe điện giá rẻ lớn nhất thế giới, với công suất hàng năm dự kiến đạt 30.000 chiếc trong vòng 3 năm.

Thực ra, chiếc xe điện Reva đã xuất hiện trên thị trường vào năm 2001, với khoảng 3.000 chiếc đã được tiêu thụ trong 8 năm qua, trong đó một nửa tiêu thụ tại Ấn Độ, còn lại là xuất khẩu sang châu Âu, chủ yếu ở London. Chiếc xe được cung cấp năng lượng từ pin chì - acid, mỗi lần xạc có thể chạy 80 km. Tốc độ tối đa mà xe có thể đạt tới là 50 km/h.

Kế hoạch lần này của Reva là nâng cấp chiếc xe và tiêu thụ 8.000 xe vào năm 2010, sau khi nhà máy mới mở cửa. Tháng 5 vừa qua, Reva bắt đầu gắn cho những chiếc xe điện của họ loại pin lithium mạnh hơn, giúp xe chạy 120km mới phải xạc pin. Một phiên bản mới với dáng vẻ thể thao hơn và các chức năng điện tử được cải thiện dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2010.

“Cơ hội ngày nay rất cao”, ông Chetan Maini, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc kỹ thuật của Reva cho biết. Hãng còn nuôi tham vọng đưa chiếc xe này sang Mỹ trong vòng 5 năm tới.

Tuy nhiên, thách thức đối với chiếc xe điện giá rẻ này cũng rất nhiều. Hiện Reva đã phải đối mặt với một danh sách dài những đối thủ mạnh với kế hoạch cho ra lò các mẫu xe chạy điện hoàn toàn hoặc xe chạy nhiên liệu tổ hợp trong những năm sắp tới.

Trong đó, phải kể tới chiếc Chevy Volt của hãng xe Mỹ General Motors (GM), dự kiến ra mắt tại Mỹ vào năm 2010. Hãng BMW cho biết, họ sẽ thăm dò thị trường Anh và một số thị trường khác bằng một chiếc xe điện vào cuối năm nay. Liên minh Renault-Nissan cũng dự kiến sản xuất một chiếc xe điện trong thời gian từ nay tới năm 2012. Hãng nghiên cứu Frost & Sullivan dự báo, tới năm 2020, ít nhất 15% số xe mới được tiêu thụ toàn cầu hàng năm sẽ là xe chạy điện.

Tuy nhiên, những chiếc xe điện mà các hãng xe lớn đang lên kế hoạch sản xuất nhiều khả năng sẽ có giá không dưới 20.000 USD, làm giới hạn số lượng khách hàng có khả năng bỏ tiền ra mua. Dự kiến, chiếc Volt của GM có thể có giá lên tới 40.000 USD.

Trong khi đó, hãng Reva chủ trương sản xuất ra một loại xe đơn giản và có giá thành rẻ. Mang thương hiệu G-Wiz tại thị trường châu Âu, chiếc xe điện của Reva có giá khoảng 12.200 USD. Còn tại thị trường Ấn Độ, khách hàng chỉ phải bỏ ra 7.000 USD để sở hữu chiếc xe này.

Mặc dù chiếc Reva có giá rẻ, khả năng thuyết phục người tiêu dùng của chiếc xe này chưa chắc đã cao, nhất lại tại Ấn Độ, nơi có nhiều mẫu xe sedan gia đình chạy xăng mà giá cũng tương đương. Theo các chuyên gia, thách thức đối với chiếc Reva tại thị trường Ấn Độ chính là vấn đề giá. Thêm vào đó, vấn đề tốc độ và những rắc rối liên quan tới pin vẫn là những hạn chế của xe chạy điện.

Theo ông Hormazd Sorabjee, biên tập tờ AutoCar của Ấn Độ, Reva ít ra cũng có một lợi thế là chiếc xe chạy điện giá rẻ đầu tiên. Ông cho rằng, có thể xem Reva là “chiếc Nano của dòng xe chạy điện” (Nano là chiếc xe hơi rẻ nhất thế giới, với giá khoảng 2.000 USD, do hãng Tata Motor của Ấn Độ sản xuất).

Nhưng lợi thế này có thể không duy trì được lâu, vì hãng Tata hiện đã phối hợp với hãng nghiên cứu và phát triển xe chạy điện có tên Miljoebil Grenland của Nauy để tung ra phiên bản chạy điện của chiếc Nano tại thị trường Nauy vào đầu năm tới.

(Theo Time)

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.