Các hãng xe Nhật “đau đầu” với Brexit

Khánh Ly
Khi đồng Yên tăng giá 1%, lợi nhuận của các công ty ôtô Nhật sẽ giảm đến 2,5%
Bên trong nhà máy sản xuất ôtô của Nissan tại Anh - Ảnh: Telegraph
Bên trong nhà máy sản xuất ôtô của Nissan tại Anh - Ảnh: Telegraph
Khả năng Toyota và Honda phải rút hoàn toàn khỏi Anh lên đến 75%, nếu chính phủ mới quyết định đánh thuế đối với ôtô sản xuất tại Anh, bài bình luận mới đây trên Financial Times nhận định.

Toyota và Honda đã hoạt động tại Anh từ cuối thập niên 1980, hoạt động kinh doanh tại Anh không mang lại nhiều lợi nhuận cho hai hãng mà Anh chủ yếu được coi như địa điểm sản xuất ôtô để cung cấp cho toàn thị trường châu Âu. 

Mỗi hãng đã đầu tư ít nhất 2,2 tỷ Bảng cho các nhà máy sản xuất ôtô tại đây.

Trước khi cuộc bỏ phiếu về Brexit được tổ chức, Toyota đã nhiều lần cảnh báo về những khó khăn trong kinh doanh mà hãng phải đối mặt nếu hàng sản xuất tại Anh phải chịu mức thuế 10% mới vào được thị trường châu Âu. Các nhà máy của Toyota tại Anh sản xuất khoảng từ 75% đến 80% tổng lượng ôtô Toyota tiêu thụ tại châu Âu.

“Chúng ta phải đối diện với một thực tế phũ phàng rằng sau suốt hai thập kỷ sản xuất tại Anh và bán hàng tại châu Âu với mức thuế suất ưu đãi mà họ vẫn không có lãi thì nay khi thuế tăng lên, hoàn toàn có thể hiểu tại sao họ lại rút khỏi Anh”, chuyên gia phân tích tại quỹ Advanced Research của Nhật, ông Koji Endo nhận định.

Đối với Toyota, hoạt động sản xuất tại Anh và bán hàng ở châu Âu có tầm quan trọng khá lớn, thế nhưng với Honda, thị trường Anh không hề quan trọng bởi chỉ 2% doanh số bán hàng của Honda đến từ đây. Chính vì thế, theo lý giải của nhiều chuyên gia, việc rút khỏi Anh khi hoạt động kinh doanh khó khăn cũng hoàn toàn dễ hiểu.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng chỉ có thể được đưa ra sau nhiều năm nữa, thậm chí có thể mất đến một thập kỷ, bởi sẽ cần nhiều thời gian để tính toán về được và mất thời kỳ hậu Brexit. 

Ngoài ra, giới phân tích nhận định dù thuế nhập khẩu vào châu Âu có thể tăng, nhưng khi đồng Bảng Anh hạ giá sâu, tác động tiêu cực từ việc thuế tăng sẽ giảm bớt khá nhiều.

Hiện nay, Nissan cũng có nhà máy tại Anh với 6.700 công nhân. Nissan được đánh giá là hãng ôtô Nhật thành công nhất tại Anh, sản lượng hàng năm ước khoảng nửa triệu xe. Giới chuyên gia cho rằng Nissan sẽ dễ điều chỉnh sản xuất bởi hãng này có liên kết với Renault.

Đối với Honda, không cần phải chờ đến Brexit, hãng đã thu hẹp sản xuất tại Anh từ nhiều năm qua. 

Trong ngắn hạn, theo phân tích của chuyên gia Credit Suisse, ông Masahiro Akita, mối lo lớn của các công ty ôtô Nhật chính là sự tăng giá của đồng Yên. Khi đồng Yên tăng giá 1%, lợi nhuận của các công ty ôtô Nhật được ước tính sẽ giảm đến 2,5%.

Tin mới

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi Corp. đã giảm tới 5,7% tại sàn giao dịch Hồng Kông. Sự việc diễn ra sau khi một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc hơn 300 người muốn hủy đơn đặt hàng xe điện SU7 Ultra, do lo ngại về "quảng cáo sai sự thật" liên quan đến thiết kế nắp ca-pô của xe.
Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, trong làn sóng xe xanh nở rộ, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần, gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%).
#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.