Các hãng xe sốt vó vì khả năng điều chỉnh Thông tư 20

An Nhi
Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam lo lắng trước khả năng có thể sửa hoặc hủy việc “siết” ôtô nguyên chiếc nhập khẩu không chính hãng
Theo VAMA, lợi ích chính đáng của khách hàng khi mua xe nhập khẩu không chính hãng sẽ khó được đảm bảo - Ảnh: Đức Thọ.
Theo VAMA, lợi ích chính đáng của khách hàng khi mua xe nhập khẩu không chính hãng sẽ khó được đảm bảo - Ảnh: Đức Thọ.
“Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) xin bày tỏ quan ngại về việc Thông tư 20 do Bộ Công Thương ban hành ngày 12/5/2011 có thể được sửa đổi một phần hoặc hủy toàn bộ”.

Đây là trích đoạn mở đầu trong bức thư vừa được VAMA gửi đến Bộ Công Thương hôm 5/9, đề nghị giữ nguyên hiệu lực thi hành của Thông tư 20.

Trong thư, khối doanh nghiệp sản xuất ôtô tỏ ra “rất ngạc nhiên khi có thông tin cho rằng Thông tư 20 có thể tạo ra sự độc quyền trong ngành”.

Theo VAMA, việc nới hay thậm chí hủy bỏ các quy định “siết” ôtô nguyên chiếc nhập khẩu không chính hãng - vốn là nội dung chính của Thông tư 20 - sẽ gây nhiễu loạn thị trường, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất ôtô. Và đặc biệt, sẽ gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng ôtô tại Việt Nam.

Nhằm tăng tính thuyết phục, VAMA đã phân tích 5 lý do không nên thay đổi Thông tư 20:

Thứ nhất, các doanh nghiệp nhập khẩu không chính hãng khó có thể cung cấp chế độ bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km vận hành như hầu hết các nhà nhập khẩu chính hãng đang áp dụng đối với những xe ôtô đang lưu hành trên toàn quốc;

Thứ hai, các doanh nghiệp nhập khẩu không chính hãng khó có thể cung cấp dịch vụ cho một chiếc xe trong 10 năm đối với những xe thông thường;

Thứ ba, những doanh nghiệp đó không thể tạo ra hàng nghìn việc làm, đáng chú ý là 1/4 trong số đó là lao động trình độ cao, có thể làm việc trong môi trường quốc tế;

Thứ tư, “họ” khó có thể đạt mức độ chuyên nghiệp và minh bạch như những nhà nhập khẩu chính hãng là đại diện các công ty ôtô lớn trên thế giới;

Thứ năm, trong trường hợp có yêu cầu triệu hồi xe (từ Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc do chính hãng đưa ra), khách hàng mua xe từ nhà nhập khẩu không chính hãng khó có thể yên tâm rằng xe của họ được những kỹ thuật viên chuyên nghiệp sửa chữa với phụ tùng chính hãng, và việc sửa chữa, bảo dưỡng xe của họ được đưa vào hệ thống theo dõi của nhà sản xuất để theo dõi chất lượng xe trong quá trình sử dụng.

Như vậy, có thể thấy VAMA đang rất sốt sắng trước khả năng các quy định tại Thông tư 20 sẽ được nới lỏng. Bởi nếu xảy ra, lợi ích của khối doanh nghiệp này và các nhà nhập khẩu chính hãng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Trước đó, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề xuất nới lỏng điều kiện nhập khẩu mặt hàng ôtô nguyên chiếc. Cụ thể là bỏ áp dụng thủ tục phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Cơ quan này cho rằng, việc nới lỏng là cần thiết nhằm tăng nguồn thu ngân sách từ mặt hàng ôtô nhập khẩu, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại...

Sau đó, một số nguồn tin cho biết Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hiện đang bàn thảo các phương án ứng xử đối với Thông tư 20.

Trao đổi với phóng viên, đại diện một nhà nhập khẩu lớn tỏ ra rất ngạc nhiên trước những lý do cần nới Thông tư 20 mà Tổng cục Hải quan mới đây đã đưa ra.

Theo vị doanh nhân này, không thể nói đến nguy cơ độc quyền bởi bản thân các thành viên VAMA, các nhà nhập khẩu chính hãng hiện cũng đang phải cạnh tranh nhau rất quyết liệt. Tình trạng lợi dụng con đường tài sản của Việt kiều hồi hương càng khó thuyết phục hơn bởi xe nhập về nước dạng này đều là xe cũ, là siêu xe và cũng chỉ được miễn thuế nhập khẩu nên giá trị không quá lớn.

Tin mới

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Đợt giảm giá xe do Tesla khởi xướng vào năm 2022 đã phát triển thành một cuộc chiến về giá toàn ngành đang nhấn chìm gần như tất cả các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới ở nước ngoài.
BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.