Chuyển đổi sang xe điện và tác động đến ngành điện Việt Nam

Lê Vũ
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam mới đây, chuyển sang sử dụng xe điện sẽ tạo nhu cầu điện tăng thêm và làm tăng phụ tải đỉnh của hệ thống điện.
Chuyển đổi sang xe điện và tác động đến ngành điện Việt Nam - Ảnh 1

Được thông qua vào tháng 5/2023, các chuyên gia của WB nhận định Quy hoạch điện VIII chưa tính đến phụ tải phát sinh trong quá trình chuyển sang sử dụng xe điện.

Theo kịch bản mà các chuyên gia của WB giả định khi Chính phủ không có các chương trình, chính sách hỗ trợ và đầu tư để nâng tỷ lệ sử dụng xe điện hoặc phát triển mạng lưới sạc công cộng (BAU) về nhu cầu, dự báo phụ tải đỉnh của hệ thống ở mức 90,5TW cho năm 2030 và thậm chí phụ tải đỉnh hệ thống trong “tình huống phụ tải cao” cho năm 2050 ở mức 209TW vẫn chưa bao gồm nhu cầu cho xe điện.

Do mức độ cấp thiết của thông tin này để làm căn cứ ước tính phụ tải đỉnh, và tiếp theo để quy hoạch về nhu cầu sản xuất điện và mạng lưới, nghiên cứu của WB đã ước tính nhu cầu điện để sạc xe điện đến năm 2050 dựa trên: (i) số lượng xe điện được lưu hành, (ii) hoạt động đi lại (số km - phương tiện đi lại) của xe điện và (iii) hiệu suất năng lượng của pin xe điện và hiệu quả của mạng lưới truyền tải và phân phối.

Mặc dù sạc xe điện dự kiến sẽ không gây áp lực lớn cho ngành điện Việt Nam trước năm 2030, nhưng tác động của nó sẽ tăng lên về sau. Đến năm 2030, nhu cầu sạc xe điện thậm chí theo lộ trình tham vọng hơn của kịch bản theo chính sách mô phỏng các lộ trình nhằm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu tuyên bố về sử dụng xe điện theo Quyết định số 876 năm 2022 (SPS), cũng chỉ đòi hỏi 2,1% điện cung ứng ngoài chỉ tiêu của Quy hoạch điện VIII, hoàn toàn có thể được đáp ứng qua tăng biên sản xuất điện thặng dư theo quy hoạch.

Lý do là vì tỷ lệ chuyển sang sử dụng xe điện trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào xe điện hai bánh, là phương tiện sử dụng pin nhỏ và nhìn chung dùng cho hành trình ngắn. Từ năm 2035 trở đi, sự gia nhập xe điện sẽ gồm các phân khúc xe hơi và phương tiện giao thông liên tỉnh thương mại dẫn đến hệ quả là nhu cầu sạc xe điện tăng mạnh. Đến năm 2045, nhu cầu phát sinh về sạc xe điện sẽ lớn hơn dự báo tình huống phụ tải cao trong Quy hoạch điện VIII ở mức 13,5-16%, theo các lộ trình của kịch bản đẩy nhanh khử carbon (ADS) và SPS, và tiếp tục tăng lên đến 22-28% vào năm 2050.

Nhu cầu sạc xe điện phát sinh sẽ dẫn đến tăng trưởng nguồn cung vào lưới điện ở mức 4,9% (CAGR 2035–2050) so với 3,7% theo dự kiến hiện nay trong Quy hoạch điện VIII. Để đáp ứng nhu cầu ở mức đó, ngành điện cần nâng công suất mạng lưới bổ sung cao hơn so với Quy hoạch điện VIII bình quân lần lượt ở mức 3-5% và 12-20% trong giai đoạn 2030-2045 và 2045-2050. Sau đó công suất truyền tải bổ sung phải tăng thêm 15% vào năm 2050 để điện khí hóa 100% cho giao thông đường bộ.

Để giảm tác động của xe điện lên ngành điện, các chuyên gia của WB cho rằng điều quan trọng là phải nâng hiệu suất pin và mạng lưới, đồng thời khuyến khích chuyển phương thức giao thông cho cả hành khách và hàng hóa về lâu dài. Lộ trình theo kịch bản đẩy nhanh khử carbon (ADS) đòi hỏi sản lượng điện phát sinh phải tăng 16% so với dự báo trong Quy hoạch điện VIII đến năm 2045, trong đó 4% dành cho những tiêu hao trong quá trình phân phối, truyền tải và sạc pin. Đến năm 2050, tiêu hao sẽ chiếm 7% trong số 28% sản lượng điện tăng thêm theo yêu cầu.

Để ứng phó với điều đó, các chuyên gia của WB nhận định Việt Nam cần có chính sách và đầu tư để xử lý tiêu hao trong quá trình phân phối và truyền tải cũng như sạc pin.

Đầu tư tăng thêm cho ngành điện để đáp ứng nhu cầu sạc xe điện cần tập trung vào tăng nguồn cung, bên cạnh tăng chi tiêu để nâng cao công suất lưới điện trong giai đoạn 2045–2050.

Tổng nhu cầu sạc xe điện theo kịch bản SPS theophân khúc phương tiện (GWh).
Tổng nhu cầu sạc xe điện theo kịch bản SPS theophân khúc phương tiện (GWh).

Để tạo điều kiện chuyển sang xe điện theo mục tiêu, trong giai đoạn 2024-2030, Việt Nam còn cần đầu tư 6-9 tỷ USD cho ngành điện. Ngược lại, quốc gia đang chi tiêu 9 tỷ USD để nhập các sản phẩm xăng dầu riêng cho năm 2022, trong đó 85% (7,65 tỷ USD) được dùng cho giao thông vận tải.

Theo lộ trình đẩy nhanh khử carbon, trong giai đoạn 2031-2050, Chính phủ cần đầu tư cộng dồn khoảng 280 tỷ USD, trong đó riêng đầu tư phát sinh về công suất lưới điện phải lên đến 9 tỷ USD, do phải triển khai mạnh hạ tầng sạc.

Nhu cầu này phát sinh vì cần các trụ sạc để hỗ trợ cho chỉ tiêu chuyển sang dùng xe điện, ước lên đến 800.000 xe vào năm 2030, 2,7 triệu xe vào năm 2040 và 6,3 triệu xe vào năm 2050.

Xây dựng lưới điện thông minh cũng là yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang xe điện để tạo điều kiện theo dõi phụ tải tốt hơn và cho phép sử dụng công nghệ truyền tải điện hai chiều giữa xe điện và lưới điện trong tương lai.

Thúc đẩy chuyển đổi mô hình giao thông hành khách và hàng hóa là cách để giảm đáng kể tổng nhu cầu sạc xe điện. Khoảng một nửa (53%) tổng nhu cầu sạc xe điện trong giai đoạn 2035-2050 dự kiến thuộc về xe hơi điện cá nhân, xe tải nhỏ và xe chở hàng liên tỉnh, những phân khúc này sử dụng pin lớn và đi lại khoảng cách xa hơn xe điện hai bánh, khiến cho nhu cầu sạc lớn hơn nhiều so với xe điện hai bánh.

Ngoài ra, để duy trì nỗ lực khử carbon trong ngành giao thông, Chính phủ cũng cần phải chủ động chuyển đổi nhu cầu sử dụng xe hơi cá nhân sang sử dụng giao thông công cộng chạy điện và sử dụng xe tải điện sang các phương tiện vận tải hàng hóa đường thủy. Chuyển đổi phương thức ở các phân khúc trên ở quy mô 35% vào năm 2050 sẽ giảm nhu cầu cung ứng điện bổ sung ở mức 9-11% theo các lộ trình SPS và ADS.

Tin mới

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2025

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2025

Trong nửa đầu năm 2025, VinFast là hãng xe chiếm 3 vị trí đầu bảng của những mẫu xe bán chạy nhất. Trong khi đó, Vios của Toyota là mẫu sedan duy nhất nằm trong top xe bán chạy. Ford thì có cú ăn ba với cả ba mẫu xe chủ lực đều nằm trong top.
Đến 1/7/2026, Hà Nội không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1

Đến 1/7/2026, Hà Nội không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo đó, về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông đô thị, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngoài việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên, tập trung chỉ đạo, triển khai ngay một số giải pháp trọng tâm.
Geely Việt Nam chính thức ra mắt hai mẫu xe Monjaro và EX5

Geely Việt Nam chính thức ra mắt hai mẫu xe Monjaro và EX5

Geely Auto vừa chính thức nhận đặt cọc cho hai mẫu xe hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam là Geely Monjaro – mẫu SUV cỡ D và Geely EX5 – mẫu xe điện đô thị, hướng tới lễ ra mắt vào ngày 16/7/2025. Đây là bước tiến tiếp theo trong hành trình mở rộng danh mục sản phẩm và chinh phục người tiêu dùng Việt Nam của Geely Việt Nam.