Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lập kỷ lục mới trong ngày Quốc khánh

Minh Long
Trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã bất ngờ đạt mốc 55.000 hành khách đi tàu.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vừa lập kỷ lục số lượng hành khách đi tàu dịp 2/9. 
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vừa lập kỷ lục số lượng hành khách đi tàu dịp 2/9. 

Con số này đã phá vỡ kỷ lục 54.000 hành khách đi tàu vào ngày 1/5 trước đó. Đây là số lượng hành khách đi tàu trong ngày cao nhất từ trước đến nay.

Trong những ngày nghỉ lễ 2/9, hàng nghìn người dân đã đến và trải nghiệm tàu điện Cát Linh - Hà Đông. Trên mỗi chuyến tàu đều chật kín ghế ngồi.

Trong ngày 31/8, tuyến phục vụ 26.470 hành khách. Trong ngày 1/9, tuyến phục vụ 28.072 hành khách. Lượng khách cao gấp đôi so với ngày bình thường.

Trước đó, đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã phục vụ hơn 54 nghìn hành khách đi lại trong ngày.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài tuyến chính 13,5km, toàn bộ đi trên cao (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa với 12 ga trên cao). Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1435mm; tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác 35km/h. Dự án chính thức vận hành thương mại phục vụ Nhân dân từ ngày 6/11/2021.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 12 ga đưa đón khách, trên lộ trình Cát Linh - La Thành - Thái Hà – Láng - ĐH Quốc gia - vành đai 3 - Thanh Xuân - Bến xe Hà Đông - Trung tâm Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới và khu đề-pô tại Ba La (Hà Đông).

Tuyến có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Tần suất hoạt động 4 đến 6 phút/lượt, tốc độ vận chuyển tối đa 80 km/giờ.

Giá vé lượt gồm vé theo chặng (giữa các ga) và toàn tuyến ở mức 8.000 đồng cho đến 15.000 đồng; vé ngày 30.000 đồng/người/ngày (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến).

Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người/tháng cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người/tháng cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.

Tin mới

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

Sau căng thẳng leo thang những ngày qua, cuối cùng Đức đã đạt được được thỏa thuận với Liên minh châu Âu về một quy định mang tính bước ngoặt yêu cầu ô tô mới phải trung hòa carbon vào năm 2035, giải quyết tranh chấp có nguy cơ làm suy yếu kế hoạch chi tiết đầy tham vọng của khối này nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh về giá trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã biến thành một cuộc chiến căng thẳng giữa các hãng xe. Điều đó tạo thêm một thách thức nữa cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã tụt hậu so với các đối thủ trong nước trong cuộc đua xe điện tại quốc gia tỷ dân này.
Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.