Gã khổng lồ công nghệ Xiaomi được chính quyền Trung Quốc “bật đèn xanh” sản xuất xe điện

Nam Nguyễn
Trong bối cảnh đang dư thừa ô tô điện ở Trung Quốc, gã khổng lồ trong ngành công nghệ Xiaomi đã bất ngờ giành được sự đồng ý của các nhà hoạch định nhà nước để tham gia sản xuất xe điện.
Gã khổng lồ công nghệ Xiaomi được chính quyền Trung Quốc “bật đèn xanh” sản xuất xe điện - Ảnh 1

Đây là một bước tiến rất quan trọng đối với mục tiêu của nhà sản xuất điện thoại thông minh này sản xuất ô tô vào đầu năm tới.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), cơ quan quản lý các khoản đầu tư mới và năng lực sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc, đã đồng ý kế hoạch sản xuất EV của Xiaomi có trụ sở tại Bắc Kinh mới đây. Liên doanh của Xiaomi chỉ là liên doanh thứ tư kể từ cuối năm 2017 giành được sự chấp thuận của NDRC.

Trong khi cái gật đầu của NDRC đưa Xiaomi đến gần hơn với việc sản xuất hàng loạt xe điện sau hơn hai năm kể từ lần đầu tiên công bố kế hoạch, liên doanh này vẫn cần được Bộ Công nghiệp và Thông tin (MIIT) nước nay phê duyệt, cơ quan đánh giá các nhà sản xuất ô tô và mẫu xe mới về các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

Vấn đề của Xiaomi nhận đước sự quan tâm khi gã khổng lồ công nghệ này sẽ bước vào lĩnh vực sản xuất ô tô của Trung Quốc vào thời điểm thị trường ô tô lớn nhất thế giới đang phải vật lộn với một loạt vấn đề, bao gồm tình trạng dư thừa công suất và nhu cầu chậm lại đã gây ra cuộc chiến giá cả khốc liệt và ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà cung cấp.

Xiaomi đã cam kết đầu tư 10 tỷ USD trong hơn một thập kỷ vào lĩnh vực kinh doanh ô tô và đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt những chiếc ô tô đầu tiên của mình vào nửa đầu năm 2024. Kế hoạch sản xuất xe điện của công ty này nhận được nhiều đánh giá trái chiều vì lo ngại về tình trạng dư thừa công suất và nhu cầu trong lĩnh vực này đang chậm lại.

Reuters đưa tin vào tháng 6 vừa qua rằng kế hoạch mở rộng nhà máy ở Thượng Hải của Tesla Inc vẫn chưa nhận được sự đồng ý để tiến hành. Và các nguồn tin trong ngành trước đây đã nói với Reuters rằng nhà sản xuất xe điện hạng sang của Mỹ Lucid Group cũng rất muốn sản xuất ô tô ở Trung Quốc nhưng đã được thông báo rằng khả năng này là rất thấp.

Nguồn tin cho biết không thể xác định ngay lý do tại sao NDRC lại cấp phép cho Xiaomi trong bối cảnh hiện tại. Nhà máy EV của Xiaomi đã được chính quyền thành phố Bắc Kinh thậm chí đánh giá là một dự án nâng cấp công nghiệp quan trọng.

Xiaomi, công ty sở hữu thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới tính theo lô hàng, đã không trả lời yêu cầu bình luận. NDRC và MIIT cũng không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận được gửi qua fax. Các nguồn tin từ chối nêu tên vì đây là vấn đề rất nhạy cảm.

Theo một báo cáo khác trên tờ báo nhà nước của Trung Quốc là Beijing Daily vào tháng 7, trong khi chờ đợi sự chấp thuận, Xiaomi đã tiến hành liên doanh, hoàn thành việc xây dựng các cơ sở nhà máy có khả năng sản xuất 200.000 xe điện mỗi năm tại Bắc Kinh.

Gã khổng lồ công nghệ Xiaomi được chính quyền Trung Quốc “bật đèn xanh” sản xuất xe điện - Ảnh 2

Một nguồn tin cho biết Xiaomi có kế hoạch sản xuất khoảng 100.000 xe điện vào năm tới. Hai công nhân của Xiaomi, những người giấu tên nói rằng Xiaomi cũng đã tăng tốc tuyển dụng công nhân cho nhà máy xe điện của mình kể từ tuần trước khi chuẩn bị tăng cường sản xuất vào tháng 12.

Mức độ nghiêm trọng của những thách thức mà Xiaomi phải đối mặt thể hiện rõ qua tỷ lệ sử dụng nhà máy ô tô ở Trung Quốc.

Dữ liệu của Hiệp hội Xe khách Trung Quốc cho thấy, các nhà máy Trung Quốc, bao gồm cả những nhà sản xuất ô tô động cơ đốt trong, có khả năng sản xuất 43 triệu chiếc mỗi năm vào cuối năm 2022, nhưng tỷ lệ sử dụng chỉ là 54,5%, giảm từ mức 66,6% vào năm 2017.

Nhưng Xiaomi, hãng đã báo cáo doanh thu quý gần nhất trong tháng 5 giảm 18,9%, cũng có động lực riêng để thâm nhập vào lĩnh vực xe điện. Họ đang thực hiện chuyển hướng đa dạng hóa khỏi hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh chính của mình trong bối cảnh nhu cầu về các thiết bị này đang sụt giảm.

Theo công ty tư vấn Counterpoint, doanh số bán điện thoại thông minh của Trung Quốc giảm 4% so với cùng kỳ trong quý 2 năm 2023, đạt con số doanh số quý 2 thấp nhất kể từ năm 2014.

Reuters trước đó đưa tin Xiaomi có kế hoạch sử dụng hàng nghìn cửa hàng làm phòng trưng bày ô tô điện của mình.

Giám đốc điều hành Lei Jun, người đã nói rằng bước đột phá của Xiaomi vào lĩnh vực xe điện sẽ là dự án kinh doanh lớn cuối cùng của ông, mới đây cũng đã bất ngờ đăng những bức ảnh chụp những người cầm biểu ngữ có nội dung “Chiến đấu vì Xiaomi Auto” trên tài khoản mạng xã hội Weibo cá nhân của ông.

Trước đó, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi từng tiết lộ sẽ chuẩn bị công bố nguyên mẫu xe điện đầu tiên của mình vào tháng 8/2023. Xe điện của Xiaomi sẽ ra mắt thông qua Công ty Xiaomi Auto Co Ltd. mới được thành lập và vào tháng 11 năm 2021, Xiaomi đã đồng ý ký hợp đồng với Ủy ban Quản lý Khu vực Phát triển Công nghệ và Kinh tế Bắc Kinh để xây dựng trụ sở kinh doanh ô tô của mình. Nhà máy này sẽ có công suất sản xuất hàng năm là 300.000 chiếc.

Các báo cáo còn chỉ ra rằng thiết kế của chiếc xe điện đầu tiên của Xiaomi do Shanghai HVST Automobile Design, công ty đứng sau chiếc WM Motor Maven Concept tuyệt đẹp.

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.