Gã khổng lồ pin Trung Quốc tiếp cận giới tinh hoa châu Âu để mở rộng chuỗi cung ứng

Lê Vũ
CATL của Trung Quốc, nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới, được cho đã đàm phán với các quỹ đầu tư quốc gia nước ngoài và văn phòng tư nhân của giới siêu giàu về việc huy động quỹ 1,5 tỷ USD để xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu.
Gã khổng lồ pin Trung Quốc tiếp cận giới tinh hoa châu Âu để mở rộng chuỗi cung ứng - Ảnh 1

Hai nguồn tin am hiểu về vấn đề này cho biết quỹ nước ngoài sẽ giúp CATL có trụ sở tại Phúc Kiến, nhà cung cấp cho Tesla, Volkswagen và Ford, tài trợ cho hệ sinh thái gồm các công ty cần mở rộng sản xuất ở châu Âu và các thị trường nước ngoài khác.

Một người nói tóm tắt về quỹ cho biết, các quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc khiến CATL gặp khó khăn trong việc thực hiện khối lượng lớn đầu tư quốc tế, mặc dù công ty này có 289 tỷ nhân dân tệ (40 tỷ USD) tiền mặt tính đến ngày 31/3.

Là một phần trong hệ thống kiểm soát vốn nghiêm ngặt của Trung Quốc, Bắc Kinh yêu cầu các công ty phải được chính phủ chấp thuận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên một ngưỡng nhất định, đây thường là một quá trình quan liêu gian khổ và kéo dài nhiều tháng.

Nhà sản xuất pin có kế hoạch đóng góp khoảng 15% quỹ cùng với các nhà đầu tư toàn cầu. Họ cho biết quỹ này sẽ chủ yếu nhắm vào các công ty có thể cung cấp cho CATL ở châu Âu.

CATL có “khoảng cách lớn về nguồn cung và đó là một khoản lợi tức đầu tư tốt”, người thân cận với quỹ cho biết, đồng thời mô tả đây là một giải pháp thị trường cho vấn đề không có đủ nhà cung cấp ở châu Âu và khó có thể cấp vốn trực tiếp cho những nhà cung cấp mới.

Quỹ trị giá 1,5 tỷ USD sẽ được quản lý bởi Lochpine Capital có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), được thành lập vào tháng 8 năm 2023 với tên CATL Capital và đổi tên vào tháng 5.

Nguồn tin cũng cho biết CATL đã tiếp cận Mercedes-Benz và các gia tộc đằng sau các nhà sản xuất ô tô khác về việc đầu tư vào quỹ này. Mercedes-Benz đã không trả lời yêu cầu bình luận về thông tin này.

Một trong những người cho biết họ đang tổ chức các cuộc đàm phán với các quỹ tài sản có chủ quyền, các văn phòng gia đình, các công ty dầu khí và các nhà sản xuất châu Âu về các khoản đầu tư tiềm năng.

CATL nói: “Mục đích của quỹ là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu với sự hỗ trợ từ các đối tác cùng chí hướng từ khắp nơi trên thế giới”. Đồng thời cho biết thêm rằng quỹ “có mục đích huy động vốn chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài”.

CATL đang mở rộng ở châu Âu khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đe dọa kế hoạch tăng trưởng của họ ở Bắc Mỹ. Vào tháng 12, công ty đã phản bác lại những cáo buộc rằng họ gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia, sau khi công ty tiện ích Duke Energy của Mỹ ngắt kết nối pin CATL được lắp đặt tại căn cứ của Thủy quân lục chiến Bắc Carolina.

Một người khác có liên quan đến quỹ cho biết mục tiêu của quỹ là “xây dựng chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc bất chấp mọi rào cản địa chính trị”.

Các nhà lập pháp Mỹ bao gồm Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio năm ngoái đã cáo buộc rằng nhà sản xuất pin này thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc.

Gã khổng lồ pin Trung Quốc tiếp cận giới tinh hoa châu Âu để mở rộng chuỗi cung ứng - Ảnh 2

Vào tháng 3, người sáng lập và giám đốc điều hành CATL, Robin Zeng, nói với Financial Times việc cho rằng pin có nguy cơ bảo mật là “giống như một trò đùa”. “Pin giống như đá hay gạch, bạn mua chúng để xây nhà. Làm sao gạch có thể do thám được?”, CEO của CATL nói.

Theo công ty tư vấn SNE Research có trụ sở tại Hàn Quốc, công ty này nắm giữ 37% thị phần toàn cầu về pin xe điện vào năm ngoái và đang xây dựng một nhà máy pin Hungary mới trị giá 7,3 tỷ euro, dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025.

CATL đã rút lui khỏi việc bán cổ phần lớn ở Thụy Sĩ vào năm ngoái sau khi các cơ quan quản lý Trung Quốc nêu quan ngại về quá trình này.

Công ty đã phát triển nhanh chóng nhờ chuyên về pin lithium iron phosphate (LFP) rẻ hơn. CATL hiện là cổ đông lớn của công ty khai thác CMOC của Trung Quốc.

Yale Zhang, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Automotive Foresight có trụ sở tại Thượng Hải, nhận định: “Chuỗi cung ứng ô tô đang hình thành ở Hungary, nơi hiện là một pháo đài rất quan trọng”.

Tin mới

Ford Việt Nam đạt kỷ lục doanh số năm 2024 cao nhất trong lịch sử

Ford Việt Nam đạt kỷ lục doanh số năm 2024 cao nhất trong lịch sử

Năm 2024, Ford Việt Nam đạt doanh số 42,175 xe. Đây là kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử của Ford, tăng 10% so với năm 2023. 3/5 dòng xe Ford kinh doanh bao gồm Ranger, Everest, Transit tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong các phân khúc tham gia. Năm 2024 cũng ghi nhận kỷ lục bán hàng cả năm cho Ranger, Everest và Territory.
Dấu hỏi lớn trong thương vụ sáp nhập lịch sử Honda - Nissan

Dấu hỏi lớn trong thương vụ sáp nhập lịch sử Honda - Nissan

Vào cuối tháng 12/2024, Nissan Motor và Honda Motor đã xác nhận rằng họ đã đồng ý ngay lập tức bắt đầu "thảo luận và cân nhắc" để tích hợp hoàn toàn các doanh nghiệp ô tô của họ dưới một công ty cổ phần chung mới. Cho đến nay, thương vụ này vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời đáp.
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt trải đều các phân khúc

VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt trải đều các phân khúc

Sau nhiều đồn đoán, VinFast vừa chính thức công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.
Bức tranh thị trường xe điện Việt Nam 2025

Bức tranh thị trường xe điện Việt Nam 2025

Xe điện đang trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Năm 2024 trôi qua đã chứng kiến thị trường xe Việt tăng trưởng nhanh chóng trong việc áp dụng xe điện với đầu tàu VinFast và theo sau là các hãng xe lắp ráp cũng như nhập khẩu.