Hà Nội: Đẩy nhanh rà soát xử lý “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT

Minh Long
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh việc rà soát, xử lý “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn Thủ đô theo đề nghị của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông. Ảnh minh hoạ.
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông. Ảnh minh hoạ.

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình TTATGT có chuyển biến tích cực, TNGT tiếp tục giảm sâu trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương). Tuy nhiên, thiệt hại do TNGT gây ra vẫn còn ở mức cao.

Công tác bảo đảm TTATGT còn tồn tại một số bất cập, trong đó có các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn gây TNGT.

Thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông đã có nhiều kiến nghị, đề xuất tới các cơ quan của ngành Giao thông Vận tải về xử lý “điểm đen”, điểm tiềm ẩn, song số lượng các điểm được khắc phục vẫn còn khiêm tốn.

Trước tình hình đó, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị các địa phương rà soát, kiểm tra, đề xuất danh mục những “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT trên các tuyến đường bộ qua địa bàn tỉnh, thành phố và kiến nghị xử lý.

Cụ thể, đối với các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông trên các tuyến đường quốc lộ: gửi danh mục kiến nghị về Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung vào kế hoạch bảo trì, sửa chữa và xử lý năm 2022 và kế hoạch năm 2023 của Bộ GTVT.

Đối với “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT trên các tuyến đường do địa phương quản lý cần kiến nghị với UBND tỉnh, thành phố bổ sung vào kế hoạch bảo trì, sửa chữa và xử lý năm 2022 và kế hoạch năm 2023 của địa phương.

Theo UBND TP Hà Nội, năm 2021, thành phố đã tập trung xử lý, khắc phục được 20/27 “điểm đen” về tai nạn giao thông; xử lý được 10/37 điểm ùn tắc giao thông; đồng thời tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, nâng cao chất lượng duy tu, duy trì, không để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố giảm sâu trên cả 3 tiêu chí. Cụ thể: Từ ngày 15-12-2020 đến 14-12-2021, trên địa bàn thành phố xảy ra 827 vụ tai nạn giao thông, làm 350 người chết, 547 người bị thương. So với năm 2020 giảm 197 vụ (tương đương 19,2%), giảm 97 người chết (21,7%) và giảm 117 người bị thương (17,6%).

Năm 2022, thành phố Hà Nội đã đặt mục tiêu tiếp tục giảm tai nạn giao thông 5-10% trên cả 3 tiêu chí. Đồng thời tập trung giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài trên 30 phút và kịp thời xử lý các “điểm đen” về tai nạn giao thông.

Điểm đen TNGT là gì?

Tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT, có quy định về tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

Tiêu chí xác định điểm đen là tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. 02 vụ tai nạn giao thông có người chết;
  2. 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ có người chết.
  3. 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương.

Trình tự xử lý điểm đen TNGT

Trình tự xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

- Trình tự xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm 08 bước sau:

+ Bước 1: Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý;

+ Bước 2: Thị sát hiện trường lần đầu;

+ Bước 3: Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân;

+ Bước 4: Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân;

+ Bước 5: Lựa chọn biện pháp khắc phục;

+ Bước 6: Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý;

+ Bước 7: Thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông;

+ Bước 8: Theo dõi và đánh giá kết quả.

- Nội dung các bước trong trình tự xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 16 của Thông tư này.

Tin mới

Tái chế lốp xe: Xu hướng xanh hoá ngành ô tô toàn cầu

Tái chế lốp xe: Xu hướng xanh hoá ngành ô tô toàn cầu

Tái chế lốp xe thời gian gần đây đã nổi lên như một giải pháp thay thế tiết kiệm năng lượng hơn cho sản xuất lốp xe truyền thống, nơi nguyên liệu thô được chiết xuất, chế biến và định hình thành lốp xe mới.
VinFast miễn phí sạc thêm 2 năm: Các đối thủ ngoại đối mặt thêm nhiều khó khăn

VinFast miễn phí sạc thêm 2 năm: Các đối thủ ngoại đối mặt thêm nhiều khó khăn

VinFast vừa công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/06/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm tới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm nhiều động lực để chuyển đổi sang xe điện, góp phần kiến tạo môi trường xanh bền vững. “Nước cờ” mới này của VinFast cũng sẽ khiến các đối thủ ngoại đứng ngồi không yên.
Top 10 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn thế giới 2024

Top 10 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn thế giới 2024

Trong danh sách top 10 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới do Forbes công bố, đó là những người tiên phong trong lĩnh vực xe điện đến các nhà sản xuất xe thể thao hạng sang, những công ty này đại diện cho hình mẫu của sự đổi mới, hiệu suất và sự xuất sắc trong thế giới ô tô.
“Gã khổng lồ” Geely sắp vào Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu trong năm 2024

“Gã khổng lồ” Geely sắp vào Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu trong năm 2024

Zhejiang Geely Holding (Tập đoàn Geely) vừa công bố báo cáo doanh số toàn cầu 11 tháng đầu năm 2024, trong đó tổng doanh số lũy kế của các hãng xe thuộc Tập đoàn này đã chính thức vượt mốc 3 triệu xe, tăng trưởng tới 20.7% so với cùng kỳ năm trước. Với thành tích này, Geely giữ vị thế nằm trong Top 10 nhà sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới.