Hyundai quyết không giảm giá xe điện để bảo vệ “giá trị xe”

Khôi Nguyên
Michael Cole, Giám đốc điều hành của Hyundai Châu Âu, cho biết nhà sản xuất ô tô này sẽ không chạy theo chiến lược giảm giá của Tesla vì điều đó sẽ gây khó chịu cho khách hàng và các đối tác tài chính.
Hyundai quyết không giảm giá xe điện để bảo vệ “giá trị xe” - Ảnh 1

Các mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện chiếm 16% tổng doanh số của Hyundai vào năm ngoái và Micheal Cole kỳ vọng con số này sẽ tăng lên trong năm nay.

"Bạn phải có logic trong việc định giá của mình”, Giám đốc điều hành của Hyundai Châu Âu, Michael Cole cho biết. "Logic của chúng tôi tính đến khả năng cạnh tranh, mục tiêu bán hàng và lợi nhuận. Chúng tôi phải mang đến cho khách hàng và đối tác tài chính sự nhất quán trong việc định giá. Điều đó sẽ nâng cao giá trị còn lại của chiếc xe sau khi mua”.

Giá trị còn lại rất quan trọng, Cole nói, bởi vì ít người mua ô tô, thay vào đó họ chọn cho thuê chúng.

"Điều này làm cho khoản thanh toán hàng tháng cho các hợp đồng như vậy trở nên quan trọng và với giá trị còn lại tốt, chúng tôi có thể cực kỳ cạnh tranh về khoản thanh toán hàng tháng”, Michael Cole nói.

Ông Cole cho hay Hyundai "đang đạt được thành công lớn ở châu Âu", đồng thời đề cập đến mức tăng trưởng doanh số bán hàng liên tục so với năm 2022, khi hãng tăng thị phần thêm một điểm lên 4,7% từ mức 3,7%.

Cole nói các đơn đặt hàng của thương hiệu đã chậm lại so với năm ngoái khi chúng "quá tốt" và "có khả năng không tốt cho việc kinh doanh vì thời gian giao hàng lâu". Thời gian chờ đợi trung bình để nhận được xe Hyundai là khoảng ba tháng, nhưng một số xe ở một số thị trường có thể đã mất ít nhất 30 ngày kể từ khi đặt hàng đến khi giao hàng.

Các mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện chiếm 16% tổng doanh số của Hyundai vào năm ngoái và Cole hy vọng con số đó sẽ tăng lên, nhưng ông không đưa ra mục tiêu cho năm 2023.

Mẫu sedan Ioniq 6 đã tham gia cùng với mẫu crossover Ioniq 5 và việc giao hàng phiên bản chạy hoàn toàn bằng điện của chiếc SUV cỡ nhỏ Kona mới sẽ bắt đầu vào quý thứ ba. Ông Cole cho biết mẫu SUV cỡ lớn Ioniq 7 sẽ đến châu Âu vào nửa cuối năm 2024.

Bắt đầu với phiên bản mới ra mắt vào đầu năm nay, tất cả các mẫu Kona chạy điện hoàn toàn sẽ đến từ nhà máy của Hyundai ở Nosovice, Cộng hòa Séc. 1% sản lượng của Kona EV trước đây đến từ Hàn Quốc.

Ông Cole cũng cho biết để đạt được mục tiêu của EU là giảm 55% lượng khí thải CO2 trung bình vào năm 2030 so với năm 2021, Hyundai sẽ cần các mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện chiếm 65% tổng doanh số bán hàng tại châu Âu.

Hơn một phần ba khối lượng còn lại vẫn sẽ dùng động cơ đốt trong, bao gồm cả hybrid và plug-in hybrid.

Khi được hỏi về quan điểm của mình đối với tiêu chuẩn khí thải Euro 7 được đề xuất gây tranh cãi, Cole cho hay Hyundai hoàn toàn cam kết giảm lượng khí thải, nhưng cho biết các quỹ cần thiết để đầu tư vào các công nghệ xe điện trong tương lai không nên chuyển sang đầu tư vào các công nghệ mà cuối cùng sẽ bị loại bỏ.

"Chúng tôi nghĩ rằng chi phí tuân thủ quy định Euro 7 không tương xứng với lợi ích”, ông Cole nhận định. "Nó khá nhỏ so với các phương tiện Euro 6”.

Không phải hãng xe nào cũng sẵn sàng "cứng rắn" trước áp lực về giảm giá từ phía Tesla.
Không phải hãng xe nào cũng sẵn sàng "cứng rắn" trước áp lực về giảm giá từ phía Tesla.

Thực tế khi cả thế giới xe điện lao đao trước cơn bão giảm giá của Tesla, không phải công ty nào cũng sẵn sàng giảm giá. Không chỉ có Hyundai, ông Matthias Lührs, người đứng đầu Khối xe Mercedes-Benz khu vực quốc tế, trực thuộc Mercedes-Benz AG trong buổi trao đổi riêng với PV AutoNews mới đây cũng nhấn mạnh: “Thực tế Tesla vừa giảm giá được một thời gian ngắn đã tăng giá trở lại. Trong khi đối với những thương hiệu xe sang như chúng tôi không muốn đi theo cách thay đổi giá đột ngột, thường xuyên như vậy. Vì bản thân khách hàng của chúng tôi cũng không mong muốn điều này. Chưa kể đến lúc bán lại xe, điều đó sẽ làm giảm giá trị của chiếc xe. Do đó, chiến lược này không phù hợp với Mercedes-Benz”.

“Từ phía thương hiệu BMW, tôi có thể nói với bạn rằng không có kế hoạch giảm giá cho xe điện của chúng tôi”, người phát ngôn của nhà sản xuất ô tô xứ Bavaria BMW nhấn mạnh.

Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng đủ cứng rắn để thực hiện biện pháp không giảm giá trước áp lực từ phía Tesla. Thị trường Trung Quốc chính là minh chứng cho điều đó. Trong vòng một tuần vào tháng 3, liên doanh Trung Quốc của Volkswagen đã giảm giá mẫu xe điện ID.3 xuống 18%. Changan ô tô, một trong những nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, đã cung cấp khoản giảm giá 3.000 USD tiền mặt, ưu đãi sạc miễn phí và các ưu đãi khác cho xe điện của mình. BYD, nhà sản xuất lớn nhất của đất nước tỷ dân cũng đã công bố các đợt giảm giá đối với một số mẫu cũ hơn.

Trong bối cảnh doanh số bán ô tô sụt giảm, các thương hiệu ô tô sẽ làm mọi cách để duy trì tính cạnh tranh, cung cấp quà tặng cho đại lý và giảm giá sâu. Hơn 40 nhà sản xuất ô tô đã giảm giá các loại xe chạy bằng điện và xăng tại Trung Quốc tới thời điểm hiện tại. Các khoản giảm giá lên tới vài trăm USD cho các mẫu giá rẻ và hàng chục nghìn USD cho các dịch vụ cao cấp hơn.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.