Lượng ôtô nhập khẩu giảm gần 30% trong tuần qua

Duyên Duyên
Mặc dù vậy, số xe ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam trong tuần qua lại nhiều hơn so với tuần trước đó lên đến 458 chiếc
Xe ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tuần chủ yếu là xe xuất xứ từ Thái Lan.
Xe ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tuần chủ yếu là xe xuất xứ từ Thái Lan.

Trong tuần qua, lượng ôtô nhập khẩu đạt 2.437 chiếc, trị giá tương ứng gần 51 triệu USD, giảm mạnh 29,7% so với lượng nhập khẩu trong tuần trước.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, từ ngày 5/10/2018 đến ngày 11/10/2018, ôtô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với 1.992 chiếc, từ Indonesia với 361 chiếc, Hoa Kỳ với 19 chiếc, Hàn Quốc với 17 chiếc, Nhật Bản với 15 chiếc.

Tính chung, xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ 4 thị trường này chiếm tới 98,6% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tuần.

Cụ thể, xe ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được nhập khẩu trong tuần qua đạt 1.850 chiếc, trị giá 35,2 triệu USD, chiếm 75,9% lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu.

Với kết quả này, số xe ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam trong tuần qua nhiều hơn so với tuần trước đó lên đến 458 chiếc.

Trong đó, số xe này được đăng ký tờ khai nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu cảng Thành phố Hải Phòng với 1.284 chiếc, tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh với 476 chiếc, Hà Nội với 80 chiếc và Đà Nẵng với 10 chiếc.

Xe ôtô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tuần chủ yếu là xe xuất xứ từ Thái Lan với 1.445 chiếc, tiếp theo là xe xuất xứ Indonesia với 359 chiếc, xe xuất xứ Nhật Bản với 15 chiếc, xuất xứ Anh với 8 chiếc.

Đáng chú ý, trong tuần qua Việt Nam không nhập khẩu chiếc xe ôtô nào trên 9 chỗ ngồi.

Đối với xe ôtô tải các loại, lượng xe làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam trong tuần qua đạt tới 559 chiếc, trị giá 13,1 triệu USD. Trong đó, có tới 547 chiếc xe có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu cảng Thành phố Hải Phòng, chiếm tỷ trọng tới 97,9%.

Xe ôtô loại khác được các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 28 chiếc xe chuyên dụng với trị giá khai báo 2,6 triệu USD. Trong đó, chủ yếu xe có xuất xứ từ Hàn Quốc với 13 chiếc, từ Trung Quốc với 6 chiếc, từ Hoa Kỳ với 5 chiếc…

Số xe ôtô nguyên chiếc loại này nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu qua các cửa khẩu của Hải Phòng (12 chiếc), Thành phố Hồ Chí Minh (7 chiếc), Lạng Sơn (5 chiếc), Hà Nội (3 chiếc)…

Về linh kiện và phụ tùng ôtô, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tuần này có gần 60,5 triệu USD linh kiện và phụ tùng ôtô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam, trong khi đó con số này của tuần trước là 62,9 triệu USD.

Như vậy, linh kiện và phụ tùng ôtô các loại được nhập về Việt Nam trong tuần này đã giảm nhẹ 3,8% so với tuần trước.

Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ rất đa dạng, chủ yếu từ Hàn Quốc với 16,7 triệu USD, từ Nhật Bản với 13,9 triệu USD, từ Trung Quốc với gần 10 triệu USD, từ Thái Lan với 9 triệu USD, từ Ấn Độ với 3,4 triệu USD, từ Indonesia với 2,8 triệu USD.

Tính chung, linh kiện và phụ tùng ôtô nhập khẩu từ 6 nước xuất xứ này chiếm tỷ trọng 92% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô của cả nước trong tuần qua.

Tin mới

Những điều chưa biết về “Henry Ford” của ngành ô tô Trung Quốc

Những điều chưa biết về “Henry Ford” của ngành ô tô Trung Quốc

Li Shufu (Lý Thư Phúc), chủ tịch của Zhejiang Geely Holding Group, thường được ví như “Henry Ford” của Trung Quốc. Tỷ phú này có nhiều điểm tương đồng với huyền thoại ngành ô tô Henry Ford, người đã đặt nền móng trong cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp ô tô Mỹ và có ảnh hưởng rất lớn đến ngành ô tô thế giới.
#Auto Hashtag: "Vết nứt" của ngành ô tô Trung Quốc

#Auto Hashtag: "Vết nứt" của ngành ô tô Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc từng là biểu tượng cho sức mạnh sản xuất quốc gia, giờ đang phải vật lộn trong vòng xoáy khủng hoảng. Sau nhiều năm tăng trưởng nhờ trợ cấp, thị trường xe điện Trung Quốc đang rơi vào vòng xoáy bội cung, khủng hoảng niềm tin và méo mó cấu trúc toàn ngành. Những vết nứt của mô hình “phát triển bằng mọi giá” đang dần lộ rõ ở thị trường ô tô lớn nhất thế giới.