Mỹ "thúc" xe ô tô phải có hệ thống theo dõi nồng độ cồn trong máu

Khôi Nguyên
Sau một vụ tai nạn nghiêm trọng năm 2021, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) khuyến nghị Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia nghiên cứu bắt buộc các phương tiện phải có hệ thống giám sát nồng độ cồn trong máu.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ đang đẩy mạnh việc đưa công nghệ vào kiểm tra các tài xế sử dụng chất kích thích vẫn lái xe.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ đang đẩy mạnh việc đưa công nghệ vào kiểm tra các tài xế sử dụng chất kích thích vẫn lái xe.

NTSB cho biết các hệ thống như vậy có thể ngăn những người lái xe say xỉn điều khiển phương tiện và có thể giảm đáng kể số vụ va chạm liên quan đến rượu bia.

Trong vụ tai nạn được báo cáo nêu rõ, một tài xế say rượu trên chiếc xe SUV Dodge Journey băng qua dải phân cách trên đường về nhà từ bữa tiệc mừng năm mới và va chạm trực diện với một chiếc xe bán tải Ford F-150, khiến cả tài xế và 7 người ngồi trên xe thiệt mạng trong độ tuổi từ 6 đến 15.

Nồng độ cồn trong máu của người lái xe SUV là 0,21%, gần gấp ba lần giới hạn luật pháp của California. Tài xế gây tai nạn cũng bị phát hiện sử dụng ma tuý trong ngày. Cơ quan chức năng cho biết lượng cồn đã quá đủ để ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lái xe của anh ta. Theo báo cáo, chiếc SUV gây tai nạn đã di chuyển với tốc độ từ 140 – 160 km/h.

Theo Hệ thống Báo cáo Phân tích Tử vong của NHTSA (FARS), gần 43.000 người đã thiệt mạng vào năm ngoái, con số lớn nhất trong 16 năm, khi người Mỹ sinh hoạt bình thường trở lại sau đại dịch. Cũng theo số liệu của NHTSA, vào năm 2020, có 11.654 người chết trong các vụ va chạm liên quan đến rượu. Chiếm 30% tổng số ca tử vong do giao thông ở Mỹ và tăng 14% so với con số của năm 2019 khi khoảng 28% tổng số ca tử vong do giao thông trong năm đó liên quan đến tình trạng nghiện rượu.

NTSB với chức trách của mình có thể yêu cầu các cơ quan khác hành động, nhưng cho biết khuyến nghị được đưa ra nhằm gây áp lực buộc NHTSA phải có động thái cụ thể. Nếu có thể, yêu cầu sẽ có hiệu lực sớm nhất là ba năm kể từ bây giờ.

Theo luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng năm ngoái, Quốc hội yêu cầu NHTSA buộc các nhà sản xuất ô tô phải lắp đặt hệ thống giám sát nồng độ cồn trong vòng ba năm. Cơ quan này có thể xin gia hạn.

Thực tế tại Mỹ việc ban hành các yêu cầu như vậy đã rất chậm chạp. Luật pháp không nêu rõ công nghệ, chỉ quy định rằng nó phải “giám sát thụ động” người lái xe để xác định xem họ có bị suy giảm chức năng hay không.

"Chúng tôi cần NHTSA hành động. Chúng tôi thấy những con số", Chủ tịch NTSB Jennifer Homendy nói. "Chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để cứu sống nhiều người”.

Bà Jennifer Homendy cho biết, NTSB đã thúc đẩy NHTSA khám phá công nghệ giám sát rượu từ năm 2012: “Công nghệ này được triển khai càng nhanh thì càng cứu được nhiều mạng sống,”

Khuyến nghị cũng kêu gọi các hệ thống giám sát hành vi của người lái xe, đảm bảo họ luôn cảnh giác. Bà Jennifer Homendy nói, hiện nay nhiều ô tô có camera chĩa vào người lái, điều này có khả năng hạn chế vấn đề lái xe xảy ra sự cố.

Nhưng việc hoàn thiện các bài kiểm tra nồng độ cồn sẽ mất nhiều thời gian. “Chúng tôi cũng biết rằng sẽ mất thời gian để NHTSA đánh giá những công nghệ nào có sẵn và cách phát triển một tiêu chuẩn”, bà Jennifer Homendy nói thêm.

Cơ quan này và một nhóm gồm 16 nhà sản xuất ô tô đã cùng nhau tài trợ cho nghiên cứu về giám sát nồng độ cồn từ năm 2008, thành lập một nhóm có tên là Hệ thống phát hiện nồng độ cồn cho người lái xe.

Jake McCook, người phát ngôn của nhóm, cho biết nhóm đã thuê một công ty Thụy Điển để nghiên cứu công nghệ có thể tự động kiểm tra hơi thở của người lái xe có cồn và dừng phương tiện di chuyển nếu người lái xe không tỉnh táo. McCook nói, người lái xe sẽ không phải thổi vào một cái ống và một bộ cảm biến sẽ kiểm tra hơi thở của người lái xe.

Một công ty khác cũng đang nghiên cứu công nghệ ánh sáng có thể kiểm tra nồng độ cồn trong máu trong ngón tay của một người. Công nghệ hơi thở có thể sẵn sàng vào cuối năm 2024, trong khi công nghệ cảm ứng sẽ ra mắt sau đó khoảng một năm.

Tuy nhiên, có thể mất một hoặc hai năm nữa sau khi các nhà sản xuất ô tô đưa công nghệ này vào các phương tiện mới. Một khi công nghệ này đã sẵn sàng, cũng sẽ mất nhiều năm để nó có mặt trên hầu hết khoảng 280 triệu phương tiện giao thông trên các con đường của Mỹ.

Juan Pulido, 37 tuổi, có vợ và 4 người con thiệt mạng trong vụ tai nạn, cho biết anh rất vui khi NTSB đang thúc đẩy việc theo dõi nồng độ cồn vì nó có thể ngăn một người khác mất đi những người thân yêu.

Luật sư của Pulido, Paul Kiesel, cho rằng hệ thống giám sát lái xe cũng có thể ngăn chặn các vụ tai nạn do các vấn đề y tế hoặc buồn ngủ, tiết kiệm rất nhiều tiền chi phí điều trị tại bệnh viện.

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc và chúng sẽ định hình tương lai của ngành. Trong khi nhiều hãng xe khác đang loay hoay tìm hướng đi trong cuộc đua điện khí hoá thì Tesla của Elon Musk đã tạo ra khoản tiền đáng kể 1,79 tỷ USD từ việc bán tín dụng carbon năm 2023, nâng tổng thu nhập từ các khoản tín dụng từ tín chỉ carbon kể từ năm 2009 lên gần 9 tỷ USD.