Người Việt vẫn mua nhiều xe máy trong xu hướng ô tô hoá
Số liệu trên của VAMM là tổng lượng bán ra của 5 thành viên, không phải số lượng sản xuất và không bao gồm lượng xuất khẩu. 5 thành viên VAMM bao gồm Honda Việt Nam, Piaggio Việt Nam, Việt Nam Suzuki, SYM Việt Nam và Yamaha Motor Việt Nam.
Như vậy có thể thấy sức mua xe máy tại Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi. Trong quý đầu năm, người Việt đã mua 603.745 xe máy trước khi doanh số giảm nhẹ về mức 603.127 chiếc ở quý kế tiếp.
Cuối năm ngoái, quý IV, doanh số xe máy ở Việt Nam từng đạt 681.963 chiếc, là mức cao nhất trong năm 2023.
Tổng doanh số xe máy tại thị trường Việt Nam năm 2023 của 5 thành viên Hiệp hội những nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đạt 2.516.212 chiếc, giảm đi 16,2% so với năm 2022 (3.003.157 chiếc). Mức doanh số của năm 2023 tương đương với doanh số của năm 2009 (khoảng 2,3 triệu chiếc).
Tính từ tháng 4 - 6/2024, các thành viên VAMM bán ra tổng cộng 603.127 xe, ghi nhận mức tăng 2,41% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên so với quý I/2024 lại sụt giảm nhẹ.
Tuy nhiên đến quý III, lượng xe máy bán ra cho khách Việt có tỉ lệ khoảng 7.456 chiếc/ngày, tương đương hơn 5 xe máy mỗi phút được bán ra thị trường.
Trong một thống kê khác được tổng hợp từ hệ thống cửa hàng bán xe và dịch vụ, doanh số bán xe máy và ô tô của Công ty Honda Việt Nam trong tháng 9 vừa qua lần lượt tăng 24,3% và 78,5% so với tháng trước.
Theo lý giải của Honda Việt Nam, tháng 9 vừa qua là thời điển trùng với thời gian sinh viên các trường nhập học, nhu cầu xe máy tăng hơn các tháng trước đó. Ngoài ra, nửa cuối tháng 9 vừa qua cũng là thời điểm kết thúc tháng Ngâu, nhu cầu mua sắm xe của người dân mới tăng trở lại.
Những con số thống kê cho thấy người Việt vẫn đang rất ưa chuộng xe máy trong xu hướng “ô tô hoá” hiện nay.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam đang ở giai đoạn “tiền motorization” (tiền ô tô hoá), cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người sẽ ngày càng gia tăng; hạ tầng giao thông ngày một phát triển và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Dự báo giai đoạn motorization chắc chắn sẽ xảy ra tại Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu trong khoảng từ năm 2020 đến năm 2025, khi trung bình có trên 50 xe/1.000 dân; GDP/người >3.000 USD.
Hiện nhu cầu của người tiêu dùng cũng bắt đầu có những thay đổi khi tìm đến các loại ô tô giá rẻ. Thị trường xe Việt cũng đang chứng kiến sự tràn vào của các hãng xe Trung Quốc với nhiều sản phẩm đa dạng, đặc biệt là xe điện và mới đây nhất là Công báo Sở hữu công nghiệp tháng 9-2024 cho thấy Công ty cổ phần Sản xuất và kinh doanh VinFast đã đăng ký bảo hộ bản quyền kiểu dáng công nghiệp cho một mẫu ô tô điện mini mới. Dựa trên dữ liệu từ hồ sơ, VinFast đã nộp đơn đăng ký cho mẫu xe này vào ngày 24-1-2024. Thông tin rò rỉ cho thấy VinFast đăng ký mẫu xe kích thước nhỏ gọn hơn so với VF 3 và có thể có giá cả cạnh tranh, thậm chí tiệm cận với các mẫu xe máy cao cấp hiện có trên thị trường Việt hiện nay.
Theo Bộ Công Thương, ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 30.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau (đối với ô tô con, số linh kiện, phụ tùng có thể từ hơn 20.000 đến 30.000 – tính theo những linh kiện nhỏ nhất) được sản xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, điện tử, cao su-nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại được lắp ráp từ vài chục đến vài trăm linh kiện như động cơ, hộp số.
Sản phẩm ô tô sẽ ngày càng thông dụng và trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân. Một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "motorization" (ô tô hóa) khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân. Motorization là quá trình ô tô trở nên phổ biến và trở thành phương tiện thiết yếu của người dân khi thu nhập được nâng cao.
So với đông đảo các hãng sản xuất, phân phối ô tô thì thị phần xe máy Việt Nam tỏ ra khá khiêm tốn khi có những ông lớn là 5 thành viên VAMM nhưng vẫn có sức hút rất lớn với người tiêu dùng. Các hãng này đang bán ra thị trường Việt Nam các dòng sản phẩm dòng truyền thống, bao gồm xe số, xe tay ga, xe tay côn và xe thể thao.
Có thể thấy xu hướng mua xe máy của người Việt đang trong giai đoạn trồi sụt khó lường. Thực tế, điều này cũng không quá khó hiểu. Với đặc thù của thị trường Việt và sự phát triển mạnh mẽ của ô tô, xe máy chắc chắn sẽ dần lụi tàn và bước vào giai đoạn thoái trào. Nhưng lộ trình này sẽ không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà cần thời gian vì xe máy là phương tiện đã ăn sâu vào tâm trí và cuộc sống của người Việt với sự tiện lợi và giá thành hấp dẫn của loại hình phương tiện này nên doanh số xe máy vẫn sẽ không dễ dàng suy giảm.