Những nguy cơ tiềm ẩn khi lái xe xa thành phố

Phùng Kính Ngưu
Với thói quen và kinh nghiệm lái xe trong đô thị, sẽ có không ít tài xế gặp phải những tình huống “thót tim” trên những con đường thôn quê
Trước khi cho xe vượt qua, hay đánh giá độ cao của sống trâu so với khoảng sáng gầm xe <i>- Ảnh: Bobi.</i><br>
Trước khi cho xe vượt qua, hay đánh giá độ cao của sống trâu so với khoảng sáng gầm xe <i>- Ảnh: Bobi.</i><br>
Ngược với trạng thái có phần tù túng khi điều khiển xe trong thành phố, những chuyến đi về vùng nông thôn hay khu vực xa xôi hẻo lánh luôn đem lại cảm giác được giải phóng cho người ngồi sau vô-lăng.

Tuy nhiên, ở những nơi vốn dĩ rất bình lặng ấy, vẫn tồn tại những mối nguy hiểm bất thường, mà những người chỉ lái xe nơi đô thị sẽ chẳng bao giờ gặp phải.

Vào những ngày hè oi bức hay các dịp lễ tết, nhiều gia đình sinh sống những thành phố lớn, thường dành thời gian để thực hiện những hành trình xa nhà. Mà phần nhiều trong những chuyến đi đó, có cùng đích đến là các vùng quê thanh bình hay khám phá thiên nhiên tại nơi có địa hình hiểm trở, bằng xe hơi cá nhân.

Với thói quen và kinh nghiệm lái xe trong đô thị, sẽ có không ít tài xế gặp phải những tình huống “thót tim” trên những con đường thôn quê với quá nhiều điều khác biệt. Cũng vì thế, nguy cơ gặp phải sự cố bất ngờ luôn thường trực với bất kỳ ai nếu không có những biện pháp phòng ngừa.
 
Nếu như đi ở thành phố, mật độ phương tiện tham gia giao thông luôn ở mức độ rất cao, thì hầu hết những cung đường tại các vùng quê Việt Nam lại khá vắng vẻ. Đó là lý do khiến nhiều tài xế tỏ thái độ chủ quan mà đạp “mướt chân ga”. Trong khi đó, những đường nhánh khuất tầm nhìn và thói quen giao thông “tự nhiên” của người dân bản địa, có thể gây nên những vụ va chạm không mong muốn.
 
Vì thế, nên giữ thái độ thận trọng, tập trung quan sát và điều tiết chân ga hợp lý để phòng ngừa phương tiện khác bất ngờ lao ra từ đường nhánh. Luôn đề cao cảnh giác với tình huống trẻ em chạy ra đường để “xem ôtô”, đặc biệt ở những khu vực hẻo lánh có ít xe cơ giới hoạt động.

Trước khi cho xe di chuyển sau mỗi lần dừng chân, nên kiểm tra kỹ gầm xe để loại trừ khả năng có trẻ em đang chơi trốn tìm phía dưới chiếc xe. Ngoài ra, thời điểm nhập nhoạng tối hay tờ mờ sáng là lúc tầm nhìn bị hạn chế do ảnh hưởng của nguồn sáng. Do vậy, người lái cần phải tập trung hơn để quan sát và nên thường xuyên sử dụng chế độ đèn pha/cốt để loại bỏ những chướng ngại vật ảo được tạo nên từ hơi nước và ánh sáng.
 
Khi vận hành xe ở vùng nông thôn, sẽ không khó để bắt gặp tình huống gia súc cùng tham gia giao thông. Thông thường, gia súc thường đi theo đàn và rất dễ bị hoảng loạn khi bị kích động bởi còi xe hay bị chói mắt.

Ở trường hợp này, để tránh va chạm với gia súc, tài xế cần chủ động giảm tốc độ, chuyển đèn pha sang chế độ cốt (chiếu gần). Tuyệt đối không sử dụng còi và bình tĩnh chờ đàn gia súc nhường đường rồi mới tiếp tục di chuyển.

Ngoài chướng ngại vật, mặt đường ở nhiều vùng nông thôn, đặc biệt tại miền núi, có khá nhiều hố (ổ gà, ổ voi). Do vậy, khi bắt gặp một đoạn đường xấu, bạn nên cho xe đi chậm để có thêm thời gian phát hiện hố và tìm cách căn vệt bánh xe, tránh để bánh xe rớt xuống hố.

Nếu đi trên những cung đường lồi lõm trong điều kiện mưa gió, thì cũng đừng ngại xuống xe kiểm tra độ nông sâu khi bắt gặp một vũng nước lớn chắn ngang đường, trước khi cho xe băng qua.

Với những đoạn đường có sống trâu được tạo nên bởi những chiếc xe tải dã chiến. Trước khi cho xe vượt qua, hay đánh giá độ cao của sống trâu so với khoảng sáng gầm xe, để quyết định cho xe đi nghiêng trên sống trâu hay vẫn tiếp tục chạy theo vệt bánh xe trên đường.
    
Ngoài ra, cũng cần lưu ý những đoạn đường đất hoặc lát gạch, bởi mặt đường thường rất trơn nhất là khi trời đổ mưa. Khi đó, duy trì tốc độ thấp, không phanh gấp và tránh đánh lái đột ngột, sẽ giúp giảm thiểu được rất nhiều nguy cơ rớt xuống rìa đường.

Vào mùa gặt, ở nhiều vùng nông thôn, người dân thường tận dụng mặt đường để phơi rơm rạ. Cũng vì thế, người lạ đường sẽ không thể biết phía dưới mặt đường có chướng ngại vật hay không. Để đảm bảo an toàn, hay cho xe chạy giữa tâm đường với tốc độ chậm. Nên nhớ rằng, đừng bao giờ đỗ xe trên mặt đường phủ đầy rơm.
 
Nếu bạn đang thăm thú ở các khu vực đồi núi, ngoài việc học cách nhường đường khi tránh xe tải (xe tải đi bên núi, xe du lịch đi bên vực), còn phải đánh giá được điều kiện thời tiết, đặc biệt khi trời mưa to để tránh việc phải “qua đêm” trong vùng sạt lở. 

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.