Ôtô nhập ASEAN: Sau chờ đợi là… đợi chờ

Đức Thọ
Người tiêu dùng vẫn tiếp tục phải chờ đợi để có thể mua ôtô nhập khẩu ASEAN theo thuế mới
Honda Việt Nam đã nhanh tay chuyển mẫu xe CR-V từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu từ Thái Lan để hưởng thuế 0% song lại đang gặp khó bởi quy định mới.
Honda Việt Nam đã nhanh tay chuyển mẫu xe CR-V từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu từ Thái Lan để hưởng thuế 0% song lại đang gặp khó bởi quy định mới.

"Cánh cửa" 2018 đã mở toang và mức thuế suất 0% áp dụng với các loại ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước nội khối ASEAN cũng đã có hiệu lực hơn một tháng. Thế nhưng, thị trường vẫn cứ ảm đạm và người tiêu dùng thậm chí không có xe để mua.

Hiện thực thường không giống như mơ

Suốt cả năm 2017, người tiêu dùng ôtô trong nước đã mơ tới một "thiên đường" năm 2018 của ôtô nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Ở "thiên đường" đó, giá bán lẻ ôtô có xuất xứ Đông Nam Á sẽ giảm mạnh so với trước đây.

Lý do cho giấc mơ đó rất rõ ràng. Kể từ ngày 1/1/2018, theo nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giữa các nước nội khối sẽ giảm xuống còn 0%, đồng nghĩa hoàn toàn xóa bỏ "biên giới" cho các loại xe đáp ứng đủ điều kiện hưởng thuế.

Suốt cả năm 2018, để góp phần hiện thực hóa giấc mơ của người tiêu dùng, các hãng xe cũng đua nhau lên kế hoạch nhập khẩu ôtô từ các nước nội khối ASEAN, cụ thể là Thái Lan và Indonesia. Đó đa số đều là những mẫu xe được đánh giá là rất có tiềm năng tại thị trường Việt Nam.

Tại triển lãm Vietnam Motor Show diễn ra hồi đầu tháng 8/2017, nhiều mẫu xe sản xuất tại Thái Lan và Indonesia đã được đem về trưng bày nhằm mục tiêu thăm dò thị hiếu người tiêu dùng và chuẩn bị cho một cuộc "đổ bộ" sau khi cánh cửa 2018 mở ra.

Các mẫu xe đáng chú ý và được người tiêu dùng Việt Nam ngóng chờ từ lâu có thể kể đến như Honda Jazz, Toyota Wigo hay Suzuki Celerio… Đây cũng đều là những mẫu xe sẽ lấp đầy phân khúc mới mà các hãng xe lớn như Toyota hay Honda chưa từng hiện diện.

Trước đó, một số mẫu xe đang được lắp ráp trong nước cũng đã được các hãng xe nhanh tay chuyển sang nhập khẩu từ ASEAN. Đáng chú ý là có những mẫu xe vốn sở hữu sản lượng không nhỏ như Toyota Fortuner hay Honda CR-V.

Những chuyển động của thị trường năm 2017 với sự chờ đợi của người tiêu dùng và sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, thậm chí rất vội vàng, của các hãng xe thể hiện rất rõ ràng sức hấp dẫn của mức thuế suất 0% mà ATIGA đem đến.

Tuy nhiên, hiện thực thường không giống như mơ, các loại xe nhập khẩu ASEAN đã phải dừng bước ngay trước cửa "thiên đường" 2018.

Thực tế là cho đến lúc này, khi "cánh cửa" 2018 đã mở ra được hơn một tháng, người tiêu dùng thâm chí không có xe để mua chứ chưa cần nhắc đến câu chuyện giá bán lẻ.

undefined - Ảnh 1.

Người tiêu dùng từng rất mong chờ vào sự xuất hiện của những mẫu xe nhập khẩu ASEAN mới như Toyota Wigo, Toyota Avanza, Honda Jazz hay Suzuki Celerio.

Tiếp tục chờ đợi

Câu chuyện nổi bật nhất của ngành ôtô năm 2017 là sự chờ đợi của người tiêu dùng, sự chờ đợi đã kéo tổng sức mua trên toàn thị trường tụt dốc một cách thê thảm. Và nhiều khả năng, câu chuyện tiếp theo của thị trường nửa đầu năm 2018 cũng vẫn sẽ gói gọn trong hai chữ "chờ đợi".

Ranh giới nằm giữa hai cuộc chờ đợi là mốc thời gian ngày 1/1/2018. Ở ranh giới đó có hai vết cắt chia đôi sự chờ đợi của người tiêu dùng.

Cuộc chờ đợi thứ nhất nằm gọn ở phía người tiêu dùng. Thuế suất thuế nhập khẩu 0% với ôtô xuất xứ ASEAN đã vẽ lên một viễn cảnh xe giá rẻ trong năm 2018. Đây là vết cắt đầu tiên tách biệt cuộc chờ đợi với sự kìm nén nhu cầu mua sắm để chờ đợi cho một ngày hội mua sắm sau khi năm 2017 kết thúc.

Cuộc chờ đợi thứ hai bao trùm cả hai phía người tiêu dùng lẫn các hãng xe với một vết cắt hoàn toàn mới, mệt mỏi và sắc lẹm hơn, là Nghị định 116 của Chính phủ.

Theo Nghị định 116 và sau đó là Thông tư 03 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện, các hãng xe sẽ phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục để có thể nhập khẩu ôtô như giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô (VTA); tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nước ngoài đối với các nhà máy sản xuất ra kiểu loại ôtô nhập khẩu; giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương…

Bên cạnh đó, Thông tư 03 cũng quy định rõ hơn về yêu cầu kiểm định đối với mỗi kiểu loại xe ở từng lô xe nhập khẩu.

Đại diện các hãng xe cho biết, sau khi Thông tư 03 được ban hành, để có thể hoàn tất thủ tục và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu thì cũng phải ít nhất 4-5 tháng nữa những lô xe đầu tiên mới có thể về đến Việt Nam.

Chưa kể, với quy định mới về kiểm định, sau khi xe nhập khẩu về nước, quãng thời gian dành cho hoạt động kiểm định sẽ mất khoảng 2 tháng trước khi doanh nghiệp có thể bắt đầu bán ra thị trường.

Có nghĩa, viễn cảnh sáng sủa nhất là người tiêu dùng sẽ phải chờ đợi đến nửa sau của năm 2018 mới có thể thoải mái mua sắm ôtô nhập khẩu ASEAN và kể cả ôtô mang các xuất xứ khác.

Còn về giá bán lẻ, quy định mới về kiểm định khiến cho mỗi lô xe sẽ tốn thêm chi phí tương đương khoảng 10.000 USD và qua đó, thuế suất 0% chưa chắc đã giúp giá bán lẻ của ôtô nhập khẩu ASEAN giảm xuống như thị trường đã từng mong chờ suốt năm 2017.

Tin mới

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu sinh năm 1966 ở huyện Wuwei, tỉnh An Huy, trong một gia đình nông dân nghèo. Khi còn học trung học, ông được anh trai và chị gái chăm sóc vì cả cha và mẹ qua đời. Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vươn lên vượt khó của Wang Chuanfu đã giúp tỷ phú này đạt được thành công không tưởng.
Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

“Nếu được chọn lựa, bạn sẽ đi đến đâu trên dải đất hình chữ S tươi đẹp này? Với tôi hay rất nhiều bạn trẻ khác, hành trình xuyên Việt luôn là ước mơ cháy bỏng và ai cũng muốn được thực hiện ít nhất một lần trong đời. Tất cả thứ chúng ta cần đầu tiên là phải có sức khỏe, tiếp theo là ngồi trên một chiếc xe đẹp, bền bỉ, thoải mái, cùng người thương yêu rong ruổi trên mọi cung đường”, Nguyễn Tuấn Linh, người vừa thực hiện thành công chuyến xuyên Việt trên chiếc Nissan Almera EL 2021 chia sẻ.
Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Với sự thành công vang dội của Tesla và sự ra mắt nhanh chóng của các mẫu xe điện cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu, việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng sạch hơn là điều chắc chắn. Công nghệ ô tô đã sẵn sàng, cũng như công nghệ cần thiết để sạc điện an toàn cho phương tiện ở nhà và trên đường. Tuy nhiên, nguyên liệu để chế tạo xe điện, đặc biệt là pin EV là vấn đề còn nhiều dấu hỏi.