Tesla "đốt" gần nửa triệu USD mỗi giờ vì sản xuất xe điện

Đức Anh
Với tốc độ chi tiền này, hãng xe điện của tỷ phú Elon Musk được dự báo sẽ cạn kiệt tiền mặt vào tháng 8 năm sau

Theo số liệu của Bloomberg, trong 1 năm qua, việc sản xuất xe điện tiêu tốn của Tesla 8.000 USD mỗi phút, tương đương 480.000 USD mỗi giờ. 

Với tốc độ "đốt" tiền này, hãng xe điện khổng lồ được dự báo sẽ cạn tiền mặt vào ngày 6/8/2018, Bloomberg cho biết.

Một số nhà quan sát dự báo Tesla sẽ tiếp tục "đốt" tiền với tốc độ chóng mặt.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư của Tesla dường như không mấy quan tâm về vấn đề này. Giá cổ phiếu này tăng gần 3% lên 317,81 USD/cổ phiếu phiên 21/11, nâng vốn hoá thị trường của Tesla lên 53 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị vốn hoá của Ford Motor hiện chỉ là 48 tỷ USD. 

Dù vậy, tình trạng tiền mặt của Tesla đã đến mức báo động khi tuần trước nhà sáng lập Elon Musk công bố kế hoạch mới nhất để có tiền mặt. Theo đó, Tesla yêu cầu khách hàng trả tiền trước cho các đơn đặt xe dù phải nhiều năm sau mới giao xe. 

Cụ thể, khách hàng mua chiếc Founders Series Roadster sẽ phải trả trước 250.000 USD kể cả khi phải ít nhất 2 năm nữa họ mới nhận được xe. Số lượng đơn đặt dòng xe này là 1.000 USD, theo đó, Tesla có thể kiếm được 250 triệu USD. 

Hãng này cũng yêu cầu khách hàng đặt trước 50.000 USD để mua mẫu xe Roadster thông thường. Ngoài ra, khách hàng có thể sẽ phải đặt trước 5.000 USD để mua xe bán tải điện của Tesla dù phải tới tận năm 2019 dòng xe này mới được đưa vào sản xuất.

Tuy nhiên, những con số này chỉ như "muối bỏ bể" so với nhu cầu tài chính của Tesla. Việc đầu tư chế tạo mẫu xe Model 3 tiêu tốn của Tesla hơn 1 tỷ USD mỗi quý. Mẫu xe này có giá 35.000 USD và ít khả năng mang lại lợi nhuận trong tương lai gần. 

"Dù Tesla có thể cầm cự 10 tháng hay 1 năm nữa, Musk cũng cần tiền khẩn cấp", Kevin Tynan, chuyên gia phân tích cao cấp của Bloomberg Intelligence nhận định. Tynan cho rằng Tesla cần huy động ít nhất 2 tỷ USD vào giữa năm 2018. 

Dù vậy, Tesla khẳng định vẫn đủ tiền để đạt mục tiêu sản xuất 5.000 chiếc Model 3 vào cuối tháng 3/2018. 

Sau đó, công ty dự kiến "thu về dòng tiền mặt lớn từ hoạt động kinh doanh", Tesla cho biết trong một thông báo tới cổ đông ngày 1/11. 

Chi phí vốn của công ty cũng sẽ giảm sau khi đã hoàn thành hết các khoản chi phí liên quan tới Model 3, giám đốc tài chính (CFO) Deepak Ahuja của Tesla cho biết trong một cuộc họp cùng ngày.

Tesla cũng không còn nhiều lựa chọn. Hãng này đang dùng các dạng tín dụng luân chuyển nhiều chưa từng thấy. Phát hành trái phiếu có thể là một lựa chọn mới nhưng có thể không phải là giải pháp tốt ở thời điểm hiện tại.

Như vậy, công ty này có thể sẽ chỉ còn lựa chọn phát hành thêm cổ phiếu. Tuy nhiên, việc này sẽ làm giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện tại, trong đó Elon Musk với 20% cổ phần sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tin mới

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Đợt giảm giá xe do Tesla khởi xướng vào năm 2022 đã phát triển thành một cuộc chiến về giá toàn ngành đang nhấn chìm gần như tất cả các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới ở nước ngoài.
BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.