Thị trường ôtô: Xếp hàng nhiều, bán ra ít
Gần đây, thị trường ôtô Việt Nam đang tạo cho dư luận sự khó hiểu về hiện tượng và bản chất thực của nó
Gần đây, thị trường ôtô Việt Nam đang tạo cho dư luận sự khó hiểu về hiện tượng và bản chất thực của nó.
Bởi không giống như nhiều thị trường tiêu dùng khác, ở thị trường ôtô, dù thiếu xe để bán song mãi lực vẫn thấp, mãi lực yếu song nhà sản xuất vẫn… bình thản.
Bỏ qua sức ép
Nếu như năm 2005 và nửa đầu 2006, các sắc thuế và chính sách nhập khẩu ôtô được coi là những sức ép chủ yếu lên chính sách giá của các nhà sản xuất ôtô trong nước thì đến thời gian vừa qua, các yếu tố này dường như không còn tác động gì đáng kể đến các nhà sản xuất nữa.
Bởi lẽ, sau khi nhiều hãng xe tung ra hàng loạt chiêu khuyến mãi và giảm giá (ở mức không đáng kể), thị trường ôtô vẫn chẳng có mấy chuyển biến. Rõ ràng sức ép là có song nó cũng chưa đủ mạnh để bắt buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn các giải pháp theo như mong muốn của người tiêu dùng là giảm giá bán, nâng cao chất lượng.
Đã có nhiều ý kiến tỏ ra khá thông cảm cho các nhà sản xuất. Đó là việc các công ty ôtô cũng có những cái khó riêng, trong đó quan trọng nhất là quy mô thị trường còn nhỏ dẫn đến sản lượng sản xuất cho mỗi dây chuyền và mỗi sản phẩm thấp dẫn đến giá thành còn cao, bên cạnh đó là các mức thuế theo từng sản phẩm và từng linh kiện (hoặc lô linh kiện) nhập khẩu cao khiến giá cơ bản không thể cải thiện mạnh mẽ được.
Do đó, các nhà sản xuất đã lựa chọn giải pháp kích cầu bằng khuyến mãi phụ tùng và dịch vụ, nếu giảm cũng chỉ giảm nhẹ (ngoại trừ trường hợp Mercedes-Benz) và ở cấp độ đại lý là chấp nhận chiết khấu khoản hỗ trợ bán hàng từ công ty chuyển sang cho khách hàng.
Xếp hàng nhiều, bán ra ít
Tuy nhiên, trong khi thị trường có vẻ “sốt” khi đa số các mẫu xe đều không đủ đáp ứng cho khách hàng, khách hàng nào cũng phải chờ cả tháng trời sau khi đăng ký mới được nhận xe, thì lượng xe bán ra thị trường vẫn thấp. Hiện tượng này đã tạo nên không ít những nghi vấn từ phía dư luận và người tiêu dùng.
Điển hình cho hiện tượng này là thị trường các tháng đầu năm 2007. Nếu như sản lượng bán hàng tháng 1 của 16 thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) giảm đến 23% so với tháng 12/2007 thì đến tháng 2, con số này lại tiếp tục tụt xuống mức 37%. Đây có thể coi là một “cú sốc” đối với những người quan tâm đến ngành ôtô Việt Nam.
Sang tháng 3 và tháng 4 – thời điểm sau Tết Nguyên đán, lượng xe bán ra thị trường đã bắt đầu tăng lên song chẳng thấm vào đâu. Thế mà, khách hàng vẫn cứ phải xếp hàng để mua xe, nhiều người đã phải chi thêm cả nghìn USD để được lấy xe sớm hơn chút ít và thậm chí đã có hiện tượng tiêu cực như ém hàng, mua “suất”…
Đại diện một số hãng xe đã cho rằng, sở dĩ không đủ xe giao cho khách hàng là vì dù cố gắng song mỗi dây chuyền – nhà máy đều không tăng sản lượng sản xuất được bao nhiêu, cùng là là vài ba chục chiếc xe cho một dây chuyền, đây chính là một trong những đặc thù lớn của ngành công nghiệp ôtô.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã nhận định rằng, đây chính là kết quả của các “chiêu” bán hàng của một số hãng và đại lý. Bởi lẽ, trong khi mức giảm giá bán thấp và các chương trình khuyến mãi không đủ sức tác động đến sản lượng bán hàng thì họ đương nhiên phải lựa chọn một vài “ngón nghề” kinh doanh.
“Ngón nghề” có thể là đại lý (hay khách hàng danh nghĩa) nào đó đăng ký mua xe trước, từ đó tạo nên hiện tượng thiếu hụt sản phẩm hay cũng có thể rất đơn giản là đại lý kêu hết hàng. Trong tình thế đó, các khách hàng sẽ không thể chịu đựng nổi khi nhu cầu sử dụng là không thể không được đáp ứng. Vậy là, họ phải bằng cách này hay cách khác mua xe cho bằng được.
Từ đó, trong khi lượng xe bán ra vẫn vậy mà người bán hàng lại cảm thấy “vui vẻ” hơn, bán hàng dễ hơn và lợi nhuận thậm chí còn cao hơn.
Rõ ràng, đối với một hiện tượng được coi là bất thường sẽ tạo nên những nghi vấn, những phỏng đoán và rất cần sự tìm hiểu một cách khoa học của các chuyên gia đồng thời là cả những giải thích chính xác nhất từ phía nhà cung cấp.
Bởi không giống như nhiều thị trường tiêu dùng khác, ở thị trường ôtô, dù thiếu xe để bán song mãi lực vẫn thấp, mãi lực yếu song nhà sản xuất vẫn… bình thản.
Bỏ qua sức ép
Nếu như năm 2005 và nửa đầu 2006, các sắc thuế và chính sách nhập khẩu ôtô được coi là những sức ép chủ yếu lên chính sách giá của các nhà sản xuất ôtô trong nước thì đến thời gian vừa qua, các yếu tố này dường như không còn tác động gì đáng kể đến các nhà sản xuất nữa.
Bởi lẽ, sau khi nhiều hãng xe tung ra hàng loạt chiêu khuyến mãi và giảm giá (ở mức không đáng kể), thị trường ôtô vẫn chẳng có mấy chuyển biến. Rõ ràng sức ép là có song nó cũng chưa đủ mạnh để bắt buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn các giải pháp theo như mong muốn của người tiêu dùng là giảm giá bán, nâng cao chất lượng.
Đã có nhiều ý kiến tỏ ra khá thông cảm cho các nhà sản xuất. Đó là việc các công ty ôtô cũng có những cái khó riêng, trong đó quan trọng nhất là quy mô thị trường còn nhỏ dẫn đến sản lượng sản xuất cho mỗi dây chuyền và mỗi sản phẩm thấp dẫn đến giá thành còn cao, bên cạnh đó là các mức thuế theo từng sản phẩm và từng linh kiện (hoặc lô linh kiện) nhập khẩu cao khiến giá cơ bản không thể cải thiện mạnh mẽ được.
Do đó, các nhà sản xuất đã lựa chọn giải pháp kích cầu bằng khuyến mãi phụ tùng và dịch vụ, nếu giảm cũng chỉ giảm nhẹ (ngoại trừ trường hợp Mercedes-Benz) và ở cấp độ đại lý là chấp nhận chiết khấu khoản hỗ trợ bán hàng từ công ty chuyển sang cho khách hàng.
Xếp hàng nhiều, bán ra ít
Tuy nhiên, trong khi thị trường có vẻ “sốt” khi đa số các mẫu xe đều không đủ đáp ứng cho khách hàng, khách hàng nào cũng phải chờ cả tháng trời sau khi đăng ký mới được nhận xe, thì lượng xe bán ra thị trường vẫn thấp. Hiện tượng này đã tạo nên không ít những nghi vấn từ phía dư luận và người tiêu dùng.
Điển hình cho hiện tượng này là thị trường các tháng đầu năm 2007. Nếu như sản lượng bán hàng tháng 1 của 16 thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) giảm đến 23% so với tháng 12/2007 thì đến tháng 2, con số này lại tiếp tục tụt xuống mức 37%. Đây có thể coi là một “cú sốc” đối với những người quan tâm đến ngành ôtô Việt Nam.
Sang tháng 3 và tháng 4 – thời điểm sau Tết Nguyên đán, lượng xe bán ra thị trường đã bắt đầu tăng lên song chẳng thấm vào đâu. Thế mà, khách hàng vẫn cứ phải xếp hàng để mua xe, nhiều người đã phải chi thêm cả nghìn USD để được lấy xe sớm hơn chút ít và thậm chí đã có hiện tượng tiêu cực như ém hàng, mua “suất”…
Đại diện một số hãng xe đã cho rằng, sở dĩ không đủ xe giao cho khách hàng là vì dù cố gắng song mỗi dây chuyền – nhà máy đều không tăng sản lượng sản xuất được bao nhiêu, cùng là là vài ba chục chiếc xe cho một dây chuyền, đây chính là một trong những đặc thù lớn của ngành công nghiệp ôtô.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã nhận định rằng, đây chính là kết quả của các “chiêu” bán hàng của một số hãng và đại lý. Bởi lẽ, trong khi mức giảm giá bán thấp và các chương trình khuyến mãi không đủ sức tác động đến sản lượng bán hàng thì họ đương nhiên phải lựa chọn một vài “ngón nghề” kinh doanh.
“Ngón nghề” có thể là đại lý (hay khách hàng danh nghĩa) nào đó đăng ký mua xe trước, từ đó tạo nên hiện tượng thiếu hụt sản phẩm hay cũng có thể rất đơn giản là đại lý kêu hết hàng. Trong tình thế đó, các khách hàng sẽ không thể chịu đựng nổi khi nhu cầu sử dụng là không thể không được đáp ứng. Vậy là, họ phải bằng cách này hay cách khác mua xe cho bằng được.
Từ đó, trong khi lượng xe bán ra vẫn vậy mà người bán hàng lại cảm thấy “vui vẻ” hơn, bán hàng dễ hơn và lợi nhuận thậm chí còn cao hơn.
Rõ ràng, đối với một hiện tượng được coi là bất thường sẽ tạo nên những nghi vấn, những phỏng đoán và rất cần sự tìm hiểu một cách khoa học của các chuyên gia đồng thời là cả những giải thích chính xác nhất từ phía nhà cung cấp.