Trung Quốc xuất khẩu ô tô tăng mạnh, Hàn Quốc loay hoay tìm giải pháp

Khôi Nguyên
Theo báo cáo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc, trước tình hình ngành công nghiệp ô tô đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, đứng thứ hai thế giới vào năm ngoái về xuất khẩu ô tô, chính phủ Hàn Quốc có “nhu cầu cấp thiết” là phải thực hiện các chính sách giúp các nhà xuất khẩu cạnh tranh với các nước láng giềng.
Xe hơi và xe tải thùng tập kết chờ đưa lên tàu xuất khẩu ở cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Chinatopix/AP.
Xe hơi và xe tải thùng tập kết chờ đưa lên tàu xuất khẩu ở cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Chinatopix/AP.

Sự cạnh tranh của các công ty Hàn Quốc với các đối tác Trung Quốc tại các thị trường ô tô địa phương khác nhau dự kiến sẽ ngày càng gay gắt khi các công ty Trung Quốc đang mở rộng xuất khẩu với sự hỗ trợ của Chính phủ nước này.

Báo cáo cho rằng Chính phủ Hàn Quốc nên hỗ trợ khả năng cạnh tranh xuất khẩu của ô tô Hàn Quốc và phát triển thị trường mới bằng cách ký kết các hiệp định thương mại tự do, đồng thời thực hiện các chính sách khuyến khích đầy đủ để thu hút đầu tư vào các cơ sở sản xuất.

Kang Nam-hoon, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc, nhấn mạnh cần có các biện pháp khuyến khích để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các cơ sở sản xuất xe điện.

Gần 50% lượng xe điện xuất khẩu của Trung Quốc đến từ nhà máy Thượng Hải của Tesla, trong khi Hàn Quốc không thể đảm bảo dây chuyền sản xuất xe điện từ các công ty xe hơi có vốn đầu tư nước ngoài.

Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng nhanh kể từ năm 2021. Nền kinh tế số 2 thế giới đã xuất khẩu 3,1 triệu xe vào năm 2022, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), tăng 54% so với năm ngoái, trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn thứ hai trên thế giới.

Nhật Bản chiếm vị trí đầu tiên về xuất khẩu ô tô quốc tế, đã xuất khẩu 3,2 triệu xe từ tháng 1 đến tháng 11 năm ngoái. Số liệu xuất khẩu của đất nước này trong cả năm vẫn chưa được công bố.

Trước năm 2021, xuất khẩu ô tô của Trung Quốc duy trì ở mức khoảng 1 triệu xe mỗi năm. Con số này tăng gấp đôi do xuất khẩu xe điện tăng trong năm đó, khi gần 60% tổng số xe điện xuất khẩu trên toàn thế giới là từ Trung Quốc.

CAAM cho biết năm ngoái, xuất khẩu xe năng lượng mới của Trung Quốc đã tăng 120% lên 680.000 chiếc và chiếm 21,9% tổng xuất khẩu xe hơi.

Xe điện cũng rất quan trọng đối với Hàn Quốc. Đầu năm nay, Chính phủ Hàn Quốc đã ghi nhận các loại xe thân thiện với môi trường – bao gồm xe điện, hybrid và chạy bằng hydro – là động cơ xuất khẩu mới cho ngành ô tô của đất nước, chiếm 25,1% tổng giá trị xuất khẩu ô tô vào năm 2021.

Xuất khẩu xe điện của Hàn Quốc tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái lên 210.000 chiếc từ tháng 1 đến tháng 10 năm ngoái, chiếm 11% tổng xuất khẩu xe. Mặc dù dữ liệu về tổng xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc trong năm ngoái chưa được công bố nhưng ước tính vào khoảng 2,3 triệu chiếc.

Báo cáo cũng cho biết nếu như vấn đề xuất khẩu ô tô của Trung Quốc trước đây tập trung ở các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp chẳng hạn như Nga, Iran và Mỹ Latinh thì ngành công nghiệp của nước này hiện đang mở rộng sang châu Âu, đồng thời tăng thị phần tại các thị trường hiện tại nhờ chất lượng được cải thiện.

Trung Quốc đã ký các hiệp định thương mại tự do với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Chile, Peru và Úc, và đang thúc đẩy xuất khẩu ô tô của mình.

Các phương tiện của Hyundai Motor chuẩn bị vận chuyển đậu tại nhà máy Ulsan của công ty ở Hàn Quốc. Ảnh:Bloomberg.
Các phương tiện của Hyundai Motor chuẩn bị vận chuyển đậu tại nhà máy Ulsan của công ty ở Hàn Quốc. Ảnh:Bloomberg.

Do đó, Hàn Quốc cần sớm ký kết các hiệp định thương mại tự do mới với các thị trường có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, chẳng hạn như các thị trường ở Trung Đông và Mỹ Latinh, báo cáo nhấn mạnh.

Sau khi có thông báo tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc giảm 0,4% trong quý trước, trong khi xuất khẩu giảm 5,8% trong cùng kỳ, Seoul tuyên bố hôm sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhà xuất khẩu.

Mới đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) đã thông tin, Trung Quốc chính thức vượt qua Đức để trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới sau khi xuất khẩu ô tô từ đại lục tăng 54,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3,11 triệu xe vào năm 2022. Quốc gia này cũng đang tiến gần đến khối lượng xuất khẩu của Nhật Bản và có khả năng giành được danh hiệu nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu thế giới trong vài năm tới.

Theo MarkLines, nhà cung cấp dữ liệu ngành ô tô, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã xuất khẩu 3,2 triệu xe ra nước ngoài trong 11 tháng đầu năm 2022, gần như không đổi so với một năm trước đó. Vào năm 2021, Nhật Bản đã xuất khẩu 3,82 triệu ô tô và dự kiến ​​sẽ giảm so với cùng kỳ năm ngoái sau khi kết quả cả năm được thống kê. Trong khi đó, Đức đã xuất khẩu 2,61 triệu ô tô vào năm ngoái, tăng 10% so với năm 2021, theo Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA).

Dữ liệu CAAM cho thấy xe điện (EV) đã trở thành một yếu tố quan trọng trong xuất khẩu ô tô sôi động của Trung Quốc, với số lượng lô hàng EV tăng 120% so với cùng kỳ năm ngoái lên 679.000 chiếc vào năm 2022. Citic Securities dự báo trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng trước rằng khối lượng xuất khẩu ô tô của Trung Quốc có thể đạt 5,5 triệu chiếc vào năm 2030, trong đó 2,5 triệu ô tô điện.

Quốc gia tỷ dân này hiện có khoảng 200 nhà lắp ráp xe điện và các nhà sản xuất trong nước chiếm 84,7% thị phần nội địa vào năm 2022.

Tin mới

Fed nâng lãi suất ảnh hưởng đến thị trường ô tô như thế nào?

Fed nâng lãi suất ảnh hưởng đến thị trường ô tô như thế nào?

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 22/3 đã chính thức thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25%). Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 4,75-5%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2007. Quyết định mới nhất của Fed sẽ có tác động rất lớn tới lãi suất cho vay và tiết kiệm với người tiêu dùng như vay mua nhà, dùng thẻ tín dụng, đặc biệt vay mua xe ô tô tại thị trường lớn thứ 2 thế giới.
Cách mạng xe điện của Trung Quốc đe doạ tương lai những gã khổng lồ xe hơi Nhật

Cách mạng xe điện của Trung Quốc đe doạ tương lai những gã khổng lồ xe hơi Nhật

Trong thế giới ô tô chạy xăng, các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản là "vua". Toyota giữ danh hiệu hãng xe hơi số 1 thế giới suốt 3 năm qua, trong khi Honda và Nissan vẫn bán chạy toàn cầu. Nhưng khi quá trình chuyển đổi sang xe điện tăng tốc, những gã khổng lồ xe hơi Nhật Bản đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ những công ty mới nổi về xe điện như Tesla và BYD. Không nơi nào mối đe dọa rõ ràng hơn ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới và là nơi mà cứ 4 ô tô bán ra năm ngoái thì có 1 ô tô chạy bằng điện. Doanh số bán xe điện được dự báo sẽ tăng lên 9 triệu vào năm 2023, đạt mức thâm nhập thị trường là 35%.
Quy định mới về đăng kiểm có hiệu lực: Hàng triệu người sẽ được hưởng lợi như thế nào?

Quy định mới về đăng kiểm có hiệu lực: Hàng triệu người sẽ được hưởng lợi như thế nào?

Từ 0h ngày 22/3/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới và giãn chu kỳ kiểm định một số loại xe cơ giới. Theo tính toán Cục Đăng kiểm Việt Nam, số xe được giãn chu kỳ kiểm định khoảng 3.073.629 xe.
Giảm thuế, phí cho ô tô: Không thể “cào bằng chủ nghĩa”

Giảm thuế, phí cho ô tô: Không thể “cào bằng chủ nghĩa”

Không phải ngẫu nhiên mà hai lần trước đó, xe sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm phí trước bạ, còn xe nhập khẩu nguyên chiếc thì không. Điều này phụ thuộc nhiều vào chính sách nhất quán của Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.