VETC nói gì khi bị “tố” dán chồng 40.000 thẻ ETC của ePass?

Minh Long
Trước thông tin phản ánh về việc VETC dán chồng 40.000 thẻ ETC của ePass, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thu phí tự động VETC đã chính thức lên tiếng.
VETC vừa phản hồi thông tin dán chồng tới 40.000 thẻ ETC của ePass.
VETC vừa phản hồi thông tin dán chồng tới 40.000 thẻ ETC của ePass.

VETC cho biết công ty này không có mối liên hệ trực tiếp nào với Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Tập đoàn Viettel). Đặc biệt, tới chiều ngày 10/8/2022 vừa qua, VETC chưa nhận được văn bản nào của Tập đoàn Viettel về việc phối hợp xử lý hiện tượng “dán chồng thẻ”.

Thực tế cho đến nay, chưa có định nghĩa và phân loại cụ thể của Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về “lỗi dán chồng thẻ ETC”.

VETC cho biết đang phối hợp làm việc với Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT), Tổng cục đường bộ Việt Nam (TCĐBVN), CTCP Giao thông số Việt Nam (VDTC) để làm rõ, phân loại các lỗi thẻ ETC, trách nhiệm của các bên để có kết luận và giải pháp chung nhằm khắc phục triệt để các lỗi thẻ phát sinh.

Trong phạm vi các quy định hiện hành của Bộ GTVT và TCĐBVN về thu phí không dừng ETC, và thực tế vận hành ETC trên các tuyến đường cao tốc, trạm thu phí, VETC ghi nhận các lỗi thẻ ETC phổ biến như lỗi kích hoạt tài khoản giao thông (TKGT) ảo là trường hợp trên xe chưa dán thẻ ETC và không có sự đồng ý của chủ phương tiện nhưng xe đã bị kích hoạt TKGT. VETC không có chính sách, không thực hiện kích hoạt TKGT ảo.

Về việc dán thẻ của nhà cung cấp này lên xe chưa dán thẻ ETC nhưng bị kích hoạt TKGT ảo bởi Nhà cung cấp khác, chính sách của VETC chỉ dán thẻ cho trường hợp kích hoạt ảo khi có yêu cầu, chấp thuận của chủ phương tiện và tuân thủ hướng dẫn của TCĐBVN.

Với lỗi chưa kích hoạt khi xe đã dán thẻ, VETC tiến hành kích hoạt khi nhận được yêu cầu của Chủ phương tiện và xác minh lại chủ phương tiện đã đủ điều kiện kích hoạt đó là thẻ đã được dán trên xe, giấy tờ chứng minh chính chủ phương tiện, văn bản đồng ý chấp thuận của Chủ phương tiện.

Còn lỗi dán nhiều (trên 1) thẻ vật lý cho cùng 1 xe, tháo gỡ thẻ ETC hợp lệ của Nhà cung cấp dịch vụ này và thay thế bằng thẻ của NCC khác, VETC không có chính sách dán thẻ, thay thế thẻ đối với xe đã dán thẻ ETC hợp lệ. VETC có trách nhiệm hướng dẫn đào tạo nhân viên, cộng tác viên, đại lý uỷ quyền tuân thủ, thực hiện nghiêm túc Quy trình dán thẻ và nghiệm thu hồ sơ dán thẻ, liên tục kiểm tra giám sát, biện pháp khắc phục các lỗi thẻ, điều chỉnh hành vi vi phạm (vô tình, cố tình). Thực tế phát sinh do lỗi cố tình của cộng tác viên, đại lý uỷ quyền, cá nhân nào thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm tháo gỡ, khắc phục vi phạm và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lỗi vật lý của thẻ ETC đã dán trên xe do Lỗi kỹ thuật như lão hoá, dán sai vị trí, sai quy cách & chất lượng lượng thẻ, VETC sẽ tiến hành thu hồi, thay thế thẻ mới với các thẻ VETC tại các điểm dịch vụ của VETC. VETC không có chính sách thay thế, đổi trả với thẻ của VDTC đã dán trên xe và đã kích hoạt TKGT.

Trong văn bản báo cáo và kiến nghị gửi Bộ GTVT, TCĐBVN, VETC kiến nghị 1 số giải pháp nhằm xử lý dứt điểm tình trạng nêu trên đó là ban hành quy định cơ sở về kích hoạt TKGT khi có đầy đủ các điều kiện hợp lý hợp lệ. VETC kiến nghị tối thiểu gồm: Hợp đồng/Thoả thuận với Chủ phương tiện về việc sử dụng dịch vụ; Hồ sơ dán thẻ đầy đủ: Ảnh thực tế đã dán ETC trên xe, Giấy tờ chứng minh chủ phương tiện. Đồng thời VETC kiến nghị Bộ GTVT, TCĐBVN tiến hành thanh tra toàn diện và tuyên huỷ tất cả các TKGT bị kích hoạt ảo vẫn còn đang lưu hành; Ban hành quy định tiêu chuẩn thẻ ETC (chất lượng thẻ, vị trí dán trên xe, thông số kỹ thuật khác..): để các nhà cung cấp dịch vụ có cơ sở áp dụng và thực hiện đồng bộ.

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc và chúng sẽ định hình tương lai của ngành. Trong khi nhiều hãng xe khác đang loay hoay tìm hướng đi trong cuộc đua điện khí hoá thì Tesla của Elon Musk đã tạo ra khoản tiền đáng kể 1,79 tỷ USD từ việc bán tín dụng carbon năm 2023, nâng tổng thu nhập từ các khoản tín dụng từ tín chỉ carbon kể từ năm 2009 lên gần 9 tỷ USD.