“Việt Nam đang có quá nhiều công ty ôtô”

Đức Thọ
Đó là ý kiến của TS. Udo Loersch, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) trong cuộc trao đổi mới đây với VnEconomy
"Nếu muốn có ngành công nghiệp ôtô phát triển mạnh hơn, chính sách thuế cần được điều chỉnh vừa tầm với người mua xe, nhà sản xuất ôtô và nhà sản xuất linh kiện - phụ tùng."
"Nếu muốn có ngành công nghiệp ôtô phát triển mạnh hơn, chính sách thuế cần được điều chỉnh vừa tầm với người mua xe, nhà sản xuất ôtô và nhà sản xuất linh kiện - phụ tùng."
Đó là ý kiến của TS. Udo Loersch, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) trong cuộc trao đổi mới đây với VnEconomy.

Có ý kiến cho rằng các liên doanh sản xuất ôtô đang gặp nhiều khó khăn ở Việt Nam, bên cạnh đó xu hướng nhập khẩu ôtô để phân phối lại tăng lên. Ông đánh giá về điều này thế nào?

Tôi muốn nói trên quan điểm của khách hàng, rằng một nhà cung cấp xe hơi phải đảm bảo các dịch vụ sau bán hàng và bảo hành cho các sản phẩm mà họ bán ra, nếu không, khách hàng sẽ gặp phải nhiều điều phiền toái sau này.

Tôi không sợ cạnh tranh. Cạnh tranh lành mạnh sẽ tốt cho tất cả các bên và cho nền kinh tế, nhưng tiếc là hiện nay đang xảy ra nhiều tình huống cạnh tranh không lành mạnh.

Theo ông, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam còn yếu ở điểm nào?

Chúng tôi không nhận được thông tin kịp thời từ Chính phủ về một chiến lược phát triển rõ ràng cho 5-10 năm tới (Trên thực tế, Bộ Công nghiệp đã có bản chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 - PV). Vì thế chúng tôi đã và đang gặp khó khăn khi ra các quyết định đầu tư.

Mặc dù vậy, chúng tôi muốn cam kết lâu dài trong việc phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Chính phủ nên hỗ trợ chúng tôi - các nhà đầu tư - nhiều hơn bằng cách trao đổi thông tin và cùng nhau thảo luận.

Trước đây, người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý cho rằng xe nhập khẩu tốt hơn xe trong nước. Điều này không đúng, đơn cử như đối với Mercedes-Benz. Chúng tôi thường xuyên có những cuộc kiểm tra do các chuyên gia chất lượng từ công ty mẹ ở Đức thực hiện, và họ đã đánh giá nhà máy ở Việt Nam là một trong những nhà máy tốt nhất trong khu vực.

Trong khi ngành công nghiệp ôtô thế giới đang có xu hướng sáp nhập hoặc liên kết về một đầu mối nhằm chuyên biệt hóa hoạt động sản xuất hơn thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại đua nhau nhập linh kiện để lắp ráp (hiện có khoảng trên 35 doanh nghiệp ngoài VAMA), đây có phải là một quá trình “đi ngược” không, thưa ông?

Tôi thấy số lượng các công ty lắp ráp đang là quá nhiều so với ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam. Tôi cho rằng nếu Chính phủ muốn có những nhà sản xuất ôtô thực sự mạnh và có năng lực cạnh tranh thì chỉ nên tập trung vào một vài công ty.

Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm đối với ngành xe máy trước đây, điều đó không hiệu quả và không nên để xảy ra câu chuyện tương tự.

Vậy ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nên phát triển theo hướng nào? Khắc phục khó khăn ra sao?

Theo tôi, các bộ, ngành có liên quan như Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư cùng các địa phương nên có một kế hoạch hợp tác chặt chẽ, phối hợp đồng bộ và dài hạn dành cho ngành công nghiệp ôtô.

Với các ngành công nghiệp phụ trợ, chúng tôi mong đợi Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có những chính sách khuyến khích đầu tư đối với các nhà sản xuất linh kiện và phụ tùng. Bởi lẽ, không thể có một ngành công nghiệp ôtô mạnh nếu công nghiệp phụ trợ không phát triển.

Bên cạnh đó, nếu muốn có ngành công nghiệp ôtô phát triển mạnh hơn, chính sách thuế cần được điều chỉnh vừa tầm với người mua xe, nhà sản xuất ôtô và nhà sản xuất linh kiện - phụ tùng. Đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 50% là quá cao, sau đó thuế giá trị gia tăng lại đánh chồng lên. Tôi đề nghị giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt xuống.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của chúng ta cần được nâng cấp, nhất là ở Hà Nội và Tp.HCM. Chúng ta còn nhiều dự án cầu và đường bộ chưa được thực hiện và tiến độ thi công rất chậm.

Tin mới

Xe hybrid "âm thầm” chinh phục khách hàng Việt

Xe hybrid "âm thầm” chinh phục khách hàng Việt

Xe “thuần” điện có thể là chân lý của tiến trình điện khí hóa, nhưng sẽ phải mất nhiều năm nữa để dòng xe này thực sự phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó, xe Hybrid lại đang từng bước vững chắc tiếp cận và chinh phục người dùng bằng khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải ngay lập tức của mình.
Bán hàng trực tuyến: Xu hướng mới của các hãng xe tại Việt Nam

Bán hàng trực tuyến: Xu hướng mới của các hãng xe tại Việt Nam

Sự trỗi dậy của thị trường ô tô trực tuyến không chỉ thay đổi cách chúng ta mua và bán ô tô, nó đang định nghĩa lại cơ cấu của một ngành công nghiệp lâu đời. Từ sự tiện lợi của việc mua sắm tại nhà cho đến sự ra đời của dịch vụ đăng ký ô tô, thế giới kỹ thuật số đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trên các con đường kinh doanh trong ngành ô tô.
Châu Âu sẽ tiêu thụ ít hơn gần 9 triệu xe điện vào năm 2030

Châu Âu sẽ tiêu thụ ít hơn gần 9 triệu xe điện vào năm 2030

Theo ngân hàng đầu tư UBS, người châu Âu sẽ mua ít hơn gần 9 triệu xe điện trong khoảng thời gian từ 2024 đến 2030 so với dự kiến, do giá cao, phạm vi hoạt động không đủ và việc sạc pin cồng kềnh đã cản trở người mua tiềm năng.