Honda phải cắt giảm mạnh dây chuyền sản xuất

Khôi Nguyên
Sự thiếu hụt chip bán dẫn vẫn đang diễn ra và các vấn đề về chuỗi cung ứng không có lợi cho lĩnh vực ô tô. Trong khi một số nhà sản xuất đã có các giải pháp trước tình hình này cách thì không ít những nhà sản xuất khác lại không may mắn như vậy. Một trong số đó là Honda, với việc sản xuất chậm lại dẫn đến sụt giảm doanh số bán hàng.
Honda vẫn chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của gián đoạn chuỗi cung ứng.
Honda vẫn chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của gián đoạn chuỗi cung ứng.

Theo Reuters, gã khổng lồ trong ngành ô tô này dự kiến ​​sẽ cắt giảm sản lượng của Nhật Bản tới 40% trong những tháng tới do các vấn đề về chuỗi cung ứng tiếp tục ảnh hưởng. Nhà máy Saitama của Honda dự kiến ​​sẽ giảm sản lượng vào đầu tháng 9, có nghĩa là nhà máy này có thể bị sụt giảm nhiều hơn trong quý III.

Trong cùng tháng, cơ sở Suzuka dự kiến ​​sẽ cắt giảm sản lượng 30%. Điều này được cho là sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất Civic, cùng với việc lắp ráp Vezel và Stepwgn. Civic vẫn là một trong những phương tiện phổ biến nhất ở Mỹ. Năm 2021, nhà sản xuất ô tô này đã bán được 263.787 chiếc chỉ riêng tại Mỹ.

Công ty Nhật Bản cho hay, hơn 95% số xe mà họ bán ra ở Bắc Mỹ (năm 2021) được sản xuất "sử dụng các bộ phận trong nước và có nguồn gốc toàn cầu”. Điều đó có nghĩa là sản xuất địa phương, rất có thể, sẽ không bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, các nhà máy của Mỹ không bị ảnh hưởng nặng nề nhưng vẫn giảm 29% về sản lượng sản xuất.

Thực tế, các công ty đối thủ cũng bị ảnh hưởng tương tự. Toyota, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới (theo doanh số bán hàng) chịu ảnh hưởng nhỏ hơn, với số lượng sản xuất giảm 9,1%.

Nhưng trong khi Honda vẫn còn mắc kẹt trong vũng bùn, Toyota dường như đã phục hồi. Công ty cho biết họ dự kiến ​​sẽ sản xuất 850.000 chiếc trên toàn cầu vào tháng tới và đang tìm cách tăng con số đó vào tháng 11.

Nhu cầu đối với các sản phẩm của Honda trên toàn cầu đã tăng mạnh và nếu công ty không thể giao xe cho khách hàng, họ có nguy cơ bị ảnh hưởn nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh rất cần thiết.

Tin mới

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

Sau căng thẳng leo thang những ngày qua, cuối cùng Đức đã đạt được được thỏa thuận với Liên minh châu Âu về một quy định mang tính bước ngoặt yêu cầu ô tô mới phải trung hòa carbon vào năm 2035, giải quyết tranh chấp có nguy cơ làm suy yếu kế hoạch chi tiết đầy tham vọng của khối này nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh về giá trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã biến thành một cuộc chiến căng thẳng giữa các hãng xe. Điều đó tạo thêm một thách thức nữa cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã tụt hậu so với các đối thủ trong nước trong cuộc đua xe điện tại quốc gia tỷ dân này.
Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.