“Make up” cho xế

An Nhi
Sau khi tậu xe, nhiều người bắt đầu cho cuộc “make up” xế cưng, thậm chí nhiều khi còn kỳ công quá mức cần thiết
Thường thì những chiếc xe hơi có giá từ trên một tỷ đồng không nằm trong đối tượng được các chủ sở hữu đem đi “make up” - Ảnh: Đức Thọ.
Thường thì những chiếc xe hơi có giá từ trên một tỷ đồng không nằm trong đối tượng được các chủ sở hữu đem đi “make up” - Ảnh: Đức Thọ.
Với nhiều người, dường như việc tậu xe chỉ là nhu cầu thứ yếu, mà quan trọng hơn là làm sao để cho chiếc xế cưng của mình có “nhan sắc” hợp gu với mình hơn, có “tính cách” gần gũi với mình hơn.

Và, sau khi hoàn thành thủ tục sở hữu, họ bắt đầu cho một công cuộc “make up” chiếc xế cưng, thậm chí nhiều khi còn kỳ công quá mức cần thiết.

Để xế đẹp

“Nếu tôi có đủ tiền để mua một chiếc Mercedes AMG hay chiếc Audi R8 WaM thì chẳng phải lăn tăn gì chuyện độ xe, lắp đồ chơi làm gì cả. Bởi vì, khi đã qua tay hãng độ xe lừng danh AMG, những chiếc Mercedes đã hầu như chẳng còn điểm gì để chê bai; tương tự, khi chiếc siêu xe Audi R8 đã được hãng độ xe WaM nhúng tay vào, tôi sẽ trở thành kẻ dở hơi nếu đem nó ra các trung tâm nội thất, đồ chơi xe hơi. Bản thân chúng đã là những lựa chọn mỹ mãn.

Nhưng với chiếc Daewoo Lacetti trị giá 20.000 USD kia thì khác, tôi phải bỏ thêm vào nó gần 10.000 USD nữa mới thấy tạm ưng ý để “yêu” nó đến khi đủ điều kiện lên đời.”, anh Hoàng Huy, giám đốc một công ty chuyên kinh doanh máy tính cũ, vừa nói vừa chỉ vào chiếc xe của mình đang đậu ngoài cửa trung tâm nội thất xe hơi Con Rồng Đỏ (Hà Nội).

Giới độ xe cho rằng, thường thì những chiếc xe hơi có giá từ trên một tỷ đồng không nằm trong đối tượng được các chủ sở hữu đem đi “make up”. Một phần vì chúng đã khá đẹp về ngoại thất trong khi nội thất cũng được trang bị ở mức có thể hài lòng. Những chiếc xe hay được đem đi “make up” nhất thường là xe hạng trung bình, chỉ có giá dưới 500 triệu đồng hoặc nhỉnh hơn đôi chút.

Với những người ưa hình thức, việc đầu tiên họ làm với chiếc xe của mình là “độ” ngoại thất sao cho hợp với tính cách của họ. Có thể là lắp thêm những tấm nẹp inox tạo sự khỏe khoắn, góc cạnh hơn; có thể là thay bộ la-zăng đúc và cánh lướt gió tạo phong cách thể thao hơn; thậm chí nhiều người còn mất thời gian gửi xe tại các trung tâm để độ thêm cửa sổ trời hoặc khoác lên chúng một bộ “cánh” với màu sắc cá tính mà nguyên bản không có…

Hiện nay, khi nhu cầu làm đẹp cho xe ngày càng tăng lên mạnh mẽ, các trung tâm độ xe, cung cấp đồ chơi xe hơi đang đua nhau mọc lên và thường tập trung tại những con phố nhất định. Đó có thể là ở các phố An Dương Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Phú (quận 5), Lý Tự Trọng, Ký Con, chợ Dân Sinh (quận 1) và chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh)… Đó là tại Tp.HCM, còn tại Hà Nội là các con phố Nguyễn Hữu Huân, Láng Hạ, Hàng Vôi, Trần Khát Chân, Trần Nhật Duật hay khu vực mới nổi gần đây là đường Lê Văn Lương...

Theo khảo sát của phóng viên, giá một bộ nẹp xe bằng inox thường từ 250.000 - 400.000 đồng; các loại cản trước, cản sau có giá dao động từ 1 triệu đến 3-4 triệu đồng/bộ; một bộ la-zăng đúc giá khoảng 1-5 triệu đồng tùy kích thước và chất liệu… Các loại phụ kiện này thường có xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Thái Lan.

Và thân thiện

Nếu việc “độ” ngoại thất cầu kỳ và tốn công, tốn của một phần thì việc làm nội thất, lắp đồ chơi trong xe còn gấp nhiều lần như thế. Thậm chí có những người chỉ mua một chiếc xe cũ giá 3-4 trăm triệu đồng nhưng họ cũng mất đến vài chục triệu đồng, thậm chí hơn trăm triệu đồng cho việc “thửa” nội thất, lắp đồ chơi âm thanh, hình ảnh cho xe. Khi đã hài lòng nếu ngồi trong xe, đối với nhiều người, chiếc xe đã là một người bạn tri kỷ.

Thông thường, các loại nội thất được chú ý nhiều nhất để “make up” là chiếc vô-lăng với nhu cầu ốp gỗ hoặc bọc da, những tấm nỉ bọc ghế được lột ra để thay bằng chất liệu da hoặc giả da cao cấp hơn… Bên cạnh đó là các loại phụ kiện tiện ích như khóa điện tử, bản đồ định vị GPS, hệ thống kết nối bluetooth…

Với những loại phụ kiện này và chi tiết nội thất này, mức chi phí mà các chủ sở hữu xe phải bỏ ra thường dao động từ 5 triệu đồng đến trên dưới 20 triệu đồng tùy vào từng chất liệu và thương hiệu. Ví dụ, nếu không yêu cầu cao thì việc thay ghế da của Đài Loan hay Trung Quốc chỉ khiến chủ nhân chiếc xe phải chi dưới 10 triệu đồng, nhưng nếu cầu kỳ chọn loại da thật như của Connolly (Anh) thì chi phí có thể lên 15-20 triệu đồng/bộ.

Tuy nhiên, cầu kỳ nhất và cũng tốn kém nhất là công đoạn “lên đời” các thiết bị nghe nhìn như màn hình LCD, đầu DVD, hệ thống loa… Nếu như một bộ màn hình LCD, đầu DVD của Trung Quốc, Đài Loan có giá trung bình từ 1,8 – 3,5 triệu đồng thì một bộ âm thanh "tiêu chuẩn" có thể gấp nhiều lần như thế. Ví dụ một bộ Kenwood hay Bose của Đài Loan có giá 500.000 đến 2 triệu đồng tuỳ loại, kèm theo một loa Subwoofer để tăng bass có giá trên 1 triệu đồng. Trong khi đó một bộ loa “xịn”, âm thanh chuẩn thì khách hàng đặt hàng với giá có khi lên tới hàng nghìn USD.

Ngoài ra, theo anh Đức Thịnh, chủ một cửa hàng bán đồ chơi ôtô có tiếng trên phố Trần Nhật Duật thì hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại đầu thu kỹ thuật số lắp trong xe với giá từ 3 - 6 triệu đồng. Đặc biệt là loại đầu thu KTS có kèm màn hình được lắp vào gương chiếu hậu kết hợp với camera để lùi xe của Hàn Quốc hiện đang được bán rất chạy có giá gần 500 USD...

Rõ ràng khi những chiếc xe hơi đang trở thành loại phương tiện giao thông thiết yếu với nhiều người thì nhu cầu biến nó trở thành “người bạn” để chia sẻ những thú vui, những nhu cầu giải trí riêng, nhất là cho những chuyến dã ngoại cũng ngày càng tăng lên mạnh mẽ.

Thế nhưng không phải ai cũng đủ cầu kỳ và điều kiện kinh tế để làm việc đó, nhất là khi đã mê và không chịu thua chị kém em thì càng khó khăn hơn. Chẳng hạn một dàn âm thanh được coi là trung bình cũng có giá vài nghìn USD, nhưng còn có những dàn âm thanh xịn mà hãng Alpine từng đưa chuyên gia nước ngoài về lắp ráp, thiết kế cho khách hàng có giá đến 65.000 USD. Với số tiền đó, không phải ai cũng đủ sức “chịu chơi” mà bỏ ra”, anh Bùi Đức Anh, phụ trách cửa hàng âm thanh ôtô Alpine thuộc Công ty TNHH Công nghệ Tân Đức, cho biết.

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.