Hiệp hội ô tô Đức kêu gọi EC bãi bỏ thuế quan dự kiến đối với xe điện từ Trung Quốc
Các chuyên gia Trung Quốc đã chỉ trích hành vi bảo hộ của EU, lưu ý rằng quyết định vô lý này không chỉ phản tác dụng mà còn tạo gương xấu bằng cách sử dụng chủ nghĩa đơn phương để giải quyết tranh chấp thương mại song phương, có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của thương mại toàn cầu.
Hiệp hội ô tô Đức nhấn mạnh rằng thuế quan đang gây tổn hại cho các nhà sản xuất ô tô châu Âu và Mỹ xuất khẩu từ Trung Quốc và nguy cơ bị Trung Quốc trả đũa bằng thuế quan sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp Đức do khối lượng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc.
Theo VDA, giá trị xuất khẩu ô tô du lịch từ Đức sang Trung Quốc năm ngoái cao gấp 3 lần giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc và giá trị xuất khẩu của các nhà cung cấp linh kiện cao gấp 4 lần giá trị nhập khẩu.
VDA cho biết, EC nên tập trung vào việc đảm bảo quyền tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng mà nhiều nguyên liệu do Trung Quốc kiểm soát cho ngành công nghiệp xe điện của châu Âu, giảm rào cản tiếp cận thị trường và tạo sự minh bạch về chính sách thương mại, đồng thời đề xuất thành lập một hội đồng để thảo luận về những vấn đề như vậy.
Nhóm này cho hay: “Thuế chống trợ cấp không phải là biện pháp thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng phục hồi của châu Âu trong dài hạn”.
Chính sách thuế quan của EU sẽ dẫn đến tình thế bên được bên thua. Một khi thuế quan có hiệu lực, xe điện do Trung Quốc sản xuất, bao gồm cả xe do Tesla và các công ty nước ngoài khác sản xuất, sẽ mất lợi thế về giá. Sun Yanhong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Châu Âu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng nhiều xe điện của Trung Quốc xuất khẩu sang EU được sản xuất bởi các nhà sản xuất ô tô trong khối, nên thuế quan có thể gây tổn hại cho EU.
Hợp tác công nghiệp ô tô Trung Quốc-châu Âu bắt đầu từ 40 năm trước, khi hãng Volkswagen của Đức đi đầu trong việc thành lập liên doanh với các công ty Trung Quốc. Sau đó, PSA Peugeot Citroen của Pháp, BMW, Daimler của Đức và các nhà sản xuất ô tô khác đã đến Trung Quốc.
Trong 40 năm qua, các công ty ô tô châu Âu đã mang công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và quy trình sản xuất đến Trung Quốc, đồng thời thu được lợi nhuận cao tại thị trường tỷ dân này.
Tính đến cuối năm 2022, Volkswagen đã giao khoảng 40 triệu xe tại Trung Quốc. Đầu tháng 5 năm nay, BMW Brilliance, liên doanh Trung Quốc-Đức, đã xuất xưởng chiếc xe thứ 6 triệu. Cả Volkswagen và BMW đều chiếm hơn 30% tổng doanh số toàn cầu của họ tại Trung Quốc.
Sun lưu ý: “So với việc mở cửa của Trung Quốc, động thái của EU cho thấy chủ nghĩa bảo hộ, điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh duy trì trật tự thương mại quốc tế tự do của EU”.
Châu Âu đã tăng cường thúc đẩy các phương tiện sử dụng năng lượng mới để đẩy nhanh tốc độ trung hòa carbon. Tuy nhiên, năng lực sản xuất địa phương hạn chế của châu Âu đòi hỏi phải nhập khẩu và thuế quan sẽ làm chậm quá trình chuyển đổi xanh của nước này, Sun nói thêm.
Trung Quốc và EU ngày 22/6 đã nhất trí tiến hành tham vấn về cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện Trung Quốc. Sun lưu ý rằng cần phải có thêm các cuộc đàm phán và đối thoại giữa hai bên để tìm ra giải pháp khả thi.
Sun nhận định: “Hy vọng rằng có thể đạt được một thỏa hiệp trong những tháng tới nếu có những trao đổi trung thực và đầy đủ giữa hai bên”.
Yang Chengyu, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Châu Âu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng việc áp dụng thuế quan đơn phương và không minh bạch là vi phạm các quy định của WTO và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế bình thường.
Yang nói với Global Times: “Châu Âu từ lâu đã tự hào là một trong những người bảo vệ chủ nghĩa đa phương và các quy tắc thương mại, tuy nhiên các biện pháp bảo hộ gần đây vi phạm các quy định của WTO và cách tiếp cận đơn phương để giải quyết tranh chấp thương mại song phương thực sự là một tấm gương xấu”.
Yang cảnh báo xu hướng này không có lợi cho nguyên tắc chủ nghĩa đa phương và sự hài hòa của các quy tắc thương mại toàn cầu, làm suy yếu thẩm quyền của các quy tắc quốc tế và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của thương mại toàn cầu trong tương lai.
Bất chấp các động thái bảo hộ ngày càng tăng của EU đối với lĩnh vực xe điện của Trung Quốc, xu hướng hợp tác ngày càng tăng giữa doanh nghiệp hai bên vẫn chưa bị dừng lại.
Tập đoàn Volkswagen của Đức và SAIC Motor của Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện của họ trên thị trường xe điện khi hai nhà sản xuất ô tô này ký kết một số thỏa thuận hợp tác công nghệ năng lượng sắp tới.
Theo một đạt được thỏa thuận, cả hai bên sẽ cùng phát triển ba mẫu xe plug-in hybrid và hai mẫu xe thuần điện tại Trung Quốc, sẽ ra mắt ngay sau năm 2026.